Học Cao Đẳng Online là một hình thức học và thi từ xa thông qua máy tính, smartphone, máy tính bảng…có kết nối internet, trên hệ thống đào tạo trực tuyến của các trường cao đẳng và bằng cấp có giá trị tương đương hệ học tập trung tại trường.
Học Cao Đẳng Online là một hình thức học và thi từ xa thông qua máy tính, smartphone, máy tính bảng…có kết nối internet, trên hệ thống đào tạo trực tuyến của các trường cao đẳng và bằng cấp có giá trị tương đương hệ học tập trung tại trường.
Hiện nay, có nhiều trường Đại học tại Việt Nam triển khai chương trình đào tạo từ xa, tuy nhiên trước khi đăng ký học thí sinh cần tìm kiểu kỹ thông tin đơn vị đào tạo, chuyên ngành học phù hợp, và văn bằng tốt nghiệp. Các đơn vị uy tín thường sẽ có những giảng viên dạy học chất lượng, quy trình đào tạo bài bản, chương trình được biên soạn kỹ lưỡng, sự tương tác và quan tâm học sinh sẽ tốt hơn.
Đặc biệt các đơn vị đào tạo uy tín sẽ chú trọng đến chất lượng đầu ra của thí sinh, vì vậy vấn đề này thí sinh cũng nên chú ý trước khi lựa chọn đơn vị đào tạo.
Nhằm nâng cao chất lượng đối với hệ đào tạo từ xa, Đại học Mở Hà Nội hiện đặt Trạm đào tạo từ xa tại Trường Trung cấp Vạn Tường tuyển sinh và đào tạo đại học theo hình thức từ xa, Đại học Mở Hà Nội là trường đại học tiên phong trong lĩnh vực giáo dục từ xa và đào tạo eLearning ở Việt Nam. Đào tạo các chuyên ngành mang ứng dụng thực tế trong xã hội, đáp ứng nhu cầu theo học của thí sinh hiện nay. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ là những người trực tiếp giảng dạy và biên soạn chương trình, giúp thí sinh đạt kết quả cao nhất khi theo học chương trình đào tạo này.
Trong thời đại công nghệ phát triển không ngừng, giáo dục cũng đã có những bước tiến vượt bậc để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đào tạo từ xa ra đời như một giải pháp linh hoạt và hiệu quả, giúp hàng triệu người có thể tiếp cận tri thức mà không bị ràng buộc bởi khoảng cách địa lý hay thời gian. Tại Trường Đại học Hòa Bình, chương trình không chỉ mang đến cơ hội học tập chất lượng, mà còn giúp người học tự do lựa chọn lộ trình học tập phù hợp với mình. Vậy đào tạo từ xa là gì và những lợi ích nổi bật của hình thức này ra sao? Hãy để Trường Đại học Hòa Bình trả lời các em trong bài viết này.
Đại học hệ đào tạo từ xa (Distance learning) là hình thức học trong đó người học và người dạy không ở cùng một địa điểm. Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi và vào bất kỳ thời gian nào, chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối internet. Giảng viên sẽ giảng dạy thông qua nền tảng đào tạo e-learning. Loại hình học tập này đã phá bỏ giới hạn về không gian và thời gian, giúp những học viên không thể đến lớp có thể học được thông qua các tài liệu số, các nền tảng đào tạo số giữa hai bên là trường và thí sinh.
Thêm vào đó, chất lượng của chương trình từ xa sẽ được đảm bảo như các chương trình học đại học trực tiếp. Ở Việt Nam, đào tạo đại học từ xa là hình thức đào tạo thuộc hệ thống giáo dục được bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận và chỉ một số trường đại học được phép giảng dạy và cấp chứng chỉ. Tại Trường Đại học Hòa Bình, chương trình được thiết kế để mang đến cơ hội học tập chất lượng cho những ai có lịch trình bận rộn hoặc không đủ điều kiện khoảng cách địa lý.
Khung chương trình học và nội dung đào tạo của đại học từ xa và đại học trực tiếp tương đương nhau. Do vậy, bằng đại học trực tuyến được nhà nước bảo đảm về giá trị sử dụng. Về mặt pháp lý, bằng tốt nghiệp Đại học sẽ không còn phân biệt hình thức đào tạo như chính quy, tại chức hay trực tuyến theo thông tư 27/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 01/03/2020. Tức là, trên tấm bằng tốt nghiệp đại học sẽ không ghi hệ đào tạo, thay vào đó là hệ cử nhân.
Xem thêm >> Lễ Khai giảng lớp Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh hình thức Đào tạo từ xa
Với những ưu điểm vượt trội, học đại học theo hình thức đào tạo từ xa tại Trường Đại học Hòa Bình là giải pháp lý tưởng cho những ai mong muốn vừa học vừa làm hoặc tìm kiếm sự linh hoạt trong việc học tập không giới hạn về khoảng cách địa lý.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH – HÀ NỘI
Địa chỉ: Phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Số 8 Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0247.109.9669 – 0981.969.288
Cùng với hóa đơn thì chứng từ là loại tài liệu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, chứng từ là gì, chứng từ gồm những loại nào và chứng từ có những nội dung gì?
Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp.
Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
“4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.”.
Theo đó, hình thức chứng từ gồm chứng từ điện tử hoặc chứng từ đặt in, tự in, cụ thể:
- Chứng từ điện tử: Bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
- Chứng từ đặt in, tự in: Bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
Ngoài chứng từ được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP như trên thì Luật Kế toán 2015 cũng có giải thích về chứng từ kế toán như sau:
“Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.”.
2. Các loại chứng từ kế toán cần biết
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:
(1) Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là giấy tờ, văn bản cấp cho cá nhân được khấu trừ thuế thu nhập theo quy định của pháp luật. Đây là giấy tờ quan trọng với nội dung chính là ghi nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ thuế và số thuế đã khấu trừ.
Trong đó, biên lai được chia thành các loại như sau:
- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá.
- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá.
- Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
(3) Các loại chứng từ khác trong quản lý thuế, phí, lệ phí trong trường hợp có yêu cầu khác (loại chứng từ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn thực hiện).
Khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung như sau:
- Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế).
- Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam).
- Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận.
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế.
- Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.
Nội dung biên lai gồm các thông tin sau:
- Tên loại biên lai: Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
- Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai.
- Số biên lai là số thứ tự được thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí. Số biên lai được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 7 chữ số. Đối với biên lai tự in, biên lai đặt in thì số biên lai bắt đầu từ số 0000001. Đối với biên lai điện tử thì số biên lai điện tử bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Liên của biên lai (áp dụng đối với biên lai đặt in và tự in) là số tờ trong cùng một số biên lai. Mỗi số biên lai phải có từ 02 liên hoặc 02 phần trở lên, trong đó:
- Liên (phần) 1: Lưu tại tổ chức thu.
- Liên (phần) 2: Giao cho người nộp thuế, phí, lệ phí.
Các liên từ thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật.
- Tên, mã số thuế của tổ chức thu thuế, phí, lệ phí.
- Tên loại các khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
- Ngày, tháng, năm lập biên lai.
- Chữ ký của người thu tiền. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì chữ ký trên biên lai điện tử là chữ ký số.
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (đối với trường hợp đặt in).
Biên lai được thể hiện là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Link truy cập: https://luatvietnam.vn/media-luat/thu-tuc-tach-thua-sang-ten-627-91052-article.html