Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có diện tích hơn 25.600ha, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, tiếp giáp với tỉnh Đắk Nông và nước bạn Campuchia, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 240km.
Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có diện tích hơn 25.600ha, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, tiếp giáp với tỉnh Đắk Nông và nước bạn Campuchia, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 240km.
Đồng Bảng Ai Cập, ký hiệu E£, code EGP là tiền tệ của đất nước Ai Cập. Một đồng này có thể chia thành 100 Piastres hoặc 1.000 millieme. Theo tỷ giá vào tháng 5/2024, một Bảng Ai Cập tương ứng với 0,021 USD.
Suez là kênh đào nhân tạo thuộc lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc – Nam, đi qua eo đất Suez nối giữa biển Đỏ và Địa Trung Hải.
Kênh được khởi công vào tháng 4/1859 và hoàn thành vào tháng 11/1869, tạo nên một lối đi tắt cho tàu thuyền đi từ châu Âu, châu Mỹ đến các cảng phía Đông châu Phi và châu Úc. Tuyến đường thủy chỉ dài 164km này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử hàng hải thế giới, giúp thuyền buôn không phải đi qua mũi phía Nam châu Phi và hải trình được rút ngắn hơn 6.000km.
Ai Cập là quốc gia liên lục địa rộng hơn 1 triệu km2 với phần lớn lãnh thổ nằm ở Bắc Phi và bán đảo Sinai ở Tây Á.
Ai Cập có lịch sử lâu đời, là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới, xuất hiện từ thiên niên kỷ X TCN. Sự phát triển về văn hóa, chữ viết, nông nghiệp, tổ chức xã hội của đất nước này có ảnh hưởng lớn tới những khu vực xung quanh.
Sông Nile được xem là cái nôi của nền văn minh Ai Cập cổ với hơn 95% người dân sống dọc theo con sông. Vùng lưu vực màu mỡ của sông Nile giúp Ai Cập phát triển và trở nên thịnh vượng qua hàng nghìn năm.
Ai Cập giáp với biển Đỏ ở phía Đông, Địa Trung Hải ở phía Bắc và không nằm cạnh biển Đen. Vị trí địa lý nằm ở điểm tiếp giáp giữa 2 lục địa và 2 vùng biển cũng giúp Ai Cập nắm lợi thế về giao thương. Thực tế, tàu thuyển có thể di chuyển từ biển Đỏ sang Địa Trung Hải thông qua kênh đào tại đất nước này.
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, Ai Cập có khoảng 114 triệu dân tính đến giữa năm 2024, thuộc nhóm các nước có tốc độ gia tăng dân số nhanh.
Để hạn chế tình trạng này, chính phủ đã khởi động nhiều dự án giúp kế hoạch hóa, ví dụ trợ cấp hàng năm cho những phụ nữ có không quá hai con. Ngoài ra, Ai Cập cũng nỗ lực giải quyết các vấn đề về y tế, xã hội, giáo dục, văn hóa và kinh tế do dân số quá đông.
Nếu những chính sách này không phát huy hiệu quả, dân số Ai Cập sẽ cán mốc 200 triệu người vào năm 2100.
TP - Vào thế kỷ V, tổ tiên của người Slovac định cư tại vùng bây giờ là nước Slovakia. Từ năm 632 đến 658, nhà nước độc lập đầu tiên của người Slovac miền Tây là đế quốc Samo được thành lập để bảo vệ người Slave khỏi sự đe dọa của người Hung nô. Năm 883, đại đế quốc Moravia, bao gồm các các vùng ngày nay là Slovakia, Moravia, Bohemia, Silesia và một số vùng của Áo và Hungaria được thành lập.
Năm 907, đại đế quốc Moravia tan rã trước sự xâm lược của người Hung nô. Từ thế kỷ thứ XI và gần 1.000 năm sau Slovakia là một bộ phận của vương quốc Hungaria. Năm 1476, Hungaria thành lập Viện Hàn lâm Istropilitana tại Bratislava. Đây là Trường Đại học đầu tiên của Slovakia.
Từ năm 1531, đến 1783, đế quốc Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm phần lớn lãnh thổ Hungaria cũ và Bratislava trở thành thủ đô của Hungaria. Nửa cuối thế kỷ XVIII, tại Slovakia nổi lên phong trào Phục hưng dân tộc. Năm 1848 - 1849, các thành viên Hội đồng Dân tộc Slovakia đấu tranh cho một nước Slovakia tự chủ trong khuôn khổ của vương quốc Hungaria.
Ngày 14/3/1939, Slovakia tuyên bố độc lập, sau đó phát xít Đức biến Slovakia thành một nước bù nhìn của Đức quốc xã. Năm 1945, sau Đại chiến Thế giới thứ Hai kết thúc, nước Cộng hòa Tiệp Khắc tái thành lập trong đường biên giới có trước chiến tranh, trừ vùng phía Đông trở thành lãnh thổ của Liên Xô (cũ).
Trong bối cảnh Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, Czech và Slovakia tách làm hai nước cộng hòa. Ngày 1/3/1993, nước Cộng hòa Slovakia tuyên bố độc lập và Bratislava trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Slovakia.
Bratislava, thành phố cảng của Slovakia nằm trên bờ sông Danube, gần biên giới Áo và Hungaria, vừa là Thủ đô vừa là thủ phủ của miền Tây Slovakia. Bratislava là thành phố lớn nhất của Slovakia với dân số 451.400 người, nằm trên ngã tư đường sắt và đường bộ thông thương với Áo và Hungaria. Thành phố Bratislava trải dài dọc theo tả ngạn sông Danube và phát triển về phía Bắc chủ yếu là khu công nghiệp.
Sông Danube, đoạn chảy qua Bratislava
Bratislava được thành lập từ thế kỷ X, khoa học khảo cổ đã chứng minh rằng ngay từ thời tiền sử, nơi đây đã có con người đến ở. Sau đó người Celter, rồi người La Mã đến định cư và tới thế kỷ VIII người Slave đến làm ăn sinh sống. Dần dần Bratislava phát triển thành một trung tâm thương mại cho tới năm 1291, thì giành được quyền của một thành phố vương trị tự do. Thành phố khi đó có tên là Presburg là thủ đô của đế quốc Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ.
Bratislava là trung tâm văn hóa, giáo dục và khoa học của Slovakia. Tại đây có Trường Đại học Tổng hợp nổi tiếng lâu đời, được xây dựng vào thế kỷ X. Trường đã có lần bị thiêu cháy, hư hỏng nặng, nhưng đã được trùng tu sửa chữa. Tòa thị chính lộng lẫy đã được cải tạo trở thành Viện Bảo tàng vào thế kỷ XV. Tại đây có nhiều nhà thờ được xây dựng trong thế kỷ XIII theo phong cách nghệ thuật kiến trúc Gothique.
Bratislava mở rộng vòng tay chào đón du khách thập phương, dẫn lối họ qua những con phố đáng yêu của khu phố cổ, còn được gọi là Staré Mesto, một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn nhất của thủ đô Bratislava. Khu phố cổ nằm ở trung tâm thành phố và được bao quanh bởi những bức tường thành thời Trung cổ.
Khu phố cổ Bratislava có lịch sử lâu đời từ thời La Mã. Trong thời Trung cổ, khu phố cổ là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Slovakia. Khu phố cổ là một nơi tuyệt vời để khám phá kiến trúc, lịch sử của Slovakia. Các ngôi nhà trong khu phố cổ có niên đại từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX, bao gồm nhiều phong cách kiến trúc khác nhau như Gothique, Baroque, Rococo và nghệ thuật hiện đại (Art Nouveau).
Đến Bratislava, du khách không thể không ghé thăm lâu đài Devin tráng lệ, có từ thời La Mã. Trong thời Trung cổ lâu đài Devin là một pháo đài bảo vệ biên giới của đế chế Hungaria. Trong thế chiến thứ Hai, lâu đài bị phá hỏng một phần, nhưng đã được phục hồi. Lâu đài Davin đứng sừng sững trên ngã ba sông Morava và dòng sông Danube, một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng của Slovakia. Từ trên cao mở rộng tầm nhìn hùng vĩ về dòng sông Danube trong xanh và cảnh quan xung quanh. Địa điểm này tuy không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng mỗi viên đá, mỗi bức tường của lâu đài vẫn gợi lên bao câu chuyện hào hùng của một quá khứ! Lâu đài Devin không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là một biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất của nhân dân Bratislava chống ngoại xâm.
Sẽ là một thiệt thòi, nếu đến Bratislava mà không được chiêm ngưỡng lâu đài Spis, một quần thể lâu đài lớn nhất ở Trung Âu, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Lâu đài tọa lạc trên một ngọn đồi cao, nhìn xuống thị trấn Spisské Podhradie.
Đặc biệt thú vị, khi bạn được ngắm nhìn lâu đài Bratislava, cũng nằm trên một ngọn đồi dọc theo triền sông Danube. Lâu đài có kiến trúc theo hình chữ nhật khổng lồ, ở 4 góc có 4 tháp canh, được xây dựng từ thế kỷ IX và sau thế chiến thứ Hai được trùng tu nhiều lần. Ngày nay, lâu đài trở thành Bảo tàng Quốc gia Slovakia, trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật của các cuộc triển lãm chủ đề về lịch sử.
Lâu đài Bratislava, nằm trên ngọn đồi cao, bên bờ sông Danube
Cách lâu đài Bratislava không xa là cung điện Grasalkovic, một kiệt tác kiến trúc, còn gọi Dinh Tổng thống, được xây dựng theo phong cách kiến trúc Rococo đối xứng trục. Cung điện không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc lộng lẫy mà còn bởi khu vườn xanh mướt, yên bình.
Đặc biệt thú vị, khi bạn được ngắm nhìn lâu đài Bratislava, cũng nằm trên một ngọn đồi dọc theo triền sông Danube. Lâu đài có kiến trúc theo hình chữ nhật khổng lồ, ở 4 góc có 4 tháp canh, được xây dựng từ thế kỷ IX và sau thế chiến thứ Hai được trùng tu nhiều lần.
Còn nhà thờ Thánh Elizabeth, một viên ngọc xanh của Bratislava, với biệt danh “Nhà thờ xanh”, một điểm nhấn trong hành trình khám phá của du khách. Nhà thờ xanh không chỉ là nơi linh thiêng đối với các bậc tín đồ, mà còn là một địa điểm tham quan lý thú bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp kiến trúc và giá trị tâm linh làm nên sức cuốn hút khó cưỡng.
Cũng như tất cả mọi thành phố châu Âu, Bratislava cũng có phố cổ (Old Town), quảng trường chính rộng lớn (Main Square), nơi tập trung nhiều tòa nhà, trụ sở các cơ quan chính phủ... kiến trúc mang phong cách thời Phục hưng. Trong đó đáng chú ý nhất là những lâu đài, cung điện, pháo đài... như đứng trên đồi cao nhìn xuống dòng sông Danube xanh, thơ mộng êm đềm trôi tạo nên một không gian cực kỳ mỹ lệ.