Dù xã hội ngày càng hiện đại, con người ngày càng cởi mở hơn trước các yếu tố du nhập quốc tế, thế nhưng, vẫn tồn tại một sự thật đáng buồn khi nhiều người dành những suy nghĩ thiếu thiện cảm cho du học sinh, không ít trong số đó đã trở thành định kiến khó xoá bỏ. Tuy luôn mang tâm thế tích cực khi đối mặt với những định kiến, nhưng sâu trong lòng, du học sinh cũng mang những nỗi khổ riêng.
Dù xã hội ngày càng hiện đại, con người ngày càng cởi mở hơn trước các yếu tố du nhập quốc tế, thế nhưng, vẫn tồn tại một sự thật đáng buồn khi nhiều người dành những suy nghĩ thiếu thiện cảm cho du học sinh, không ít trong số đó đã trở thành định kiến khó xoá bỏ. Tuy luôn mang tâm thế tích cực khi đối mặt với những định kiến, nhưng sâu trong lòng, du học sinh cũng mang những nỗi khổ riêng.
Đúng là phương pháp giáo dục giữa Việt Nam và các quốc gia khác có nhiều khác biệt, hơn nữa, kiến thức ở bậc đại học/ cao học cũng rất nặng, khiến cho nhiều sinh viên khi mới sang phải chật vật vô cùng nhằm bắt kịp chương trình học. Thế nhưng, nếu chỉ vậy mà cho rằng “du học sinh Việt thua kém bạn bè quốc tế” là không chính xác, bởi ba lý do:
Việc tồn tại những định kiến về du học sinh không chỉ khiến người trong cuộc mệt mỏi mà có thể ảnh hướng tới định hướng, tư duy phát triển của thế hệ sau này khi cân nhắc đến lựa chọn bước ra nước ngoài để học tập. Vì thế, thay vì tiếp tục dành những suy nghĩ thiếu thiện cảm cho việc này, hãy mở rộng góc nhìn hơn về thực trạng du học hiện nay đã không còn như nhiều người vẫn nghĩ, từ đó dành nhiều sự thấu hiểu và đón nhận hơn cho những người con từ phương xa trở về.
Cảm thông cho những khó khăn mà sinh viên thường gặp khi đi du học nhưng không phải ai cũng hiểu như: sốc văn hoá do không bắt kịp chương trình đại học quốc tế, chưa mạnh về tài chính nhưng thành tích học tập chưa đủ cao để được nhận học bổng,… chương trình đào tạo và cấp bằng chương trình du học bán phần – QTS Diploma đã mang đến giải pháp du học thiết thực, tạo điều kiện cho học viên trang bị trước kiến thức và kỹ năng cần thiết tại đại học quốc tế, cũng như cung cấp lộ trình du học chuyển tiếp tiết kiệm chi phí lên tới 1 năm du học (tương đương 1 đến 2 tỷ đồng). Tìm hiểu thêm tại đây: https://diploma.qts.edu.vn/
Thời điểm cuối năm, khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Trung Quốc, một trong những thị trường khách chính, ghi nhận lượt khách tháng 11 tăng 11% so ...
Kể từ năm 2019, không một dự án ODA mới nào cho nông nghiệp được ký kết. Việt Nam mất lợi thế lãi suất thấp khi trở thành quốc gia ...
Ngày 6/12, Tổng cục Thống kê đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024 ghi nhận nhiều chỉ số tích ...
Đình làng Đan Thầm có từ thế kỷ XVII. Thờ thành hoàng: Hai bà quý tộc thời Lý. Lễ hội: Rằm tháng Hai âm lịch. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1999). Vị trí: WR63+V2 thôn Đan Thầm, xã Mỹ Hưng, H. Thanh Oai, TP Hà Nội. Cách Ga Hà Nội: 19 km (hướng 7h). Trạm bus lân cận: Cầu Khê Tang (xe 103a, 103b).
Thôn Đan Thầm có trên 130 hộ và gần 600 nhân khẩu, về hành chính thuộc xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Xã Mỹ Hưng có diện tích 6,29 km², dân số năm 1999 là 5.368 người, mật độ dân số đạt 853 người/km². Thời nhà Lý gọi là Kẻ Nai, tên chữ Đan Nê. Có câu ngạn ngữ "Thúng làng Sái, gái làng Hạ (Thượng Phúc), mạ làng Nai, trai làng Gùn (Siêu Quần)" ý nói dân làng Đan Thầm giỏi nghề trồng lúa.
Dân Kẻ Nai ban đầu tập trung tại khu vực cánh đồng Vạt, về sau chuyển về sống ở trong khu đất có thế "voi phục", ven bờ bên phải sông Nhuệ. Đối diện bên bờ bên kia là thôn Siêu Quần, thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Sông Nhuệ đến đây hợp lưu với sông Tô Lịch, kênh Hòa Bình và một con ngòi (nghe nói xưa là sông Đỗ Động), cho nên vào mùa mưa thường gây ngập nặng cả xã Mỹ Hưng.
Kể cả khi nước rút, dân xã Mỹ Hưng muốn vào nội thành cũng chỉ có 2 cách: hoặc đi vòng gần 30 km qua đường huyện Thanh Oai, hoặc phải vượt sông Nhuệ bằng đò Đan Thầm. Năm 2013 UBND TP Hà Nội đã cho làm đường bê tông và xây cầu để giảm bớt khó khăn của một xã có tới 19% là hộ nghèo. Văn chỉ, đình, chùa nằm liền kề đê cũng được xây kè bảo vệ trong dự án tiêu úng của thành phố. Gần đây phía tây làng có thêm đường trục phía nam Hà Nội nên giao thông càng thuận tiện.
Đình Đan Thầm xây dựng vào thế kỷ XVII trên nền ngôi đền thờ hai bà quý tộc nhà Lý có công lớn với dân làng. Tương truyền, xưa có ông bà Triệu Quang, Nguyễn Thị Huy đi lễ chùa gặp hai con rắn bị đàn rết cắn chết đã thuê người chôn cất cẩn thận. Một thời gian sau bà vợ sinh hai con gái. Càng lớn hai cô càng xinh đẹp, tài đức vẹn toàn. Vua Lý tuyển vào cung rồi phong bà chị làm Tả hoàng hậu Quế nương, bà em làm Hữu quý phi Hoa nương.
Một lần vua cùng hai bà du ngoạn đến đầu làng Đan Nê thấy cảnh sông nước hữu tình bèn truyền dựng hành cung ở đầu làng, được coi là khu đất đầu voi. Hai bà đã góp tiền để tu bổ ngôi chùa Hưng Long ở cuối làng; rồi thấy dân đói khổ, phong tục không thuần nên xin nhà vua được ở lại dạy dân cách trồng dâu nuôi tằm và làm nghề nông. Sau đó, hai bà được vua ban cho Đan Nê làm trang ấp.
Đình và chùa Đan Thầm. Panorama ©NCCong 2018
Về cuối đời hai bà cùng hoá thành hai dải lụa điều theo gió bay về trời ngày 7 tháng Chạp. Vua vô cùng thương xót, làm tang lễ chu đáo và lập đền thờ ngay bên cạnh chùa Hưng Long. Do kị húy nên trong làng từ đó không ai được trùng tên cha, mẹ của hai bà cũng như tên của hai bà. Cả khi nói cũng gọi trại đi như “quang” thành “quông”; “hoa” thành “huê”, “quế” thành “quý”, v.v..
Đình và chùa Đan Thầm nằm đúng mỏm đất hình góc vuông tạo ra bởi vì con sông Nhuệ ở đoạn đó chảy về phía đông rồi bỗng ngoặt xuống phía nam. Đình quay về phía đông nam đón gió nồm. Phía bên phải sân đình là cổng chung cho cả ngôi chùa Hưng Long. Cổng này nhìn qua ao về phía tây nam và mở ra con đường làng, được xây kiểu nghi môn gồm 4 trụ biểu đắp các câu đối chữ Hán.
Phía trước sân đình là cổ thụ và vườn đất ven bờ sông Nhuệ. Bên kia sông là ngôi chùa Linh Ứng của làng Siêu Quần. Toà tiền tế 5 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, bên trong trang trí đơn giản. Đại đình kết nối với hậu cung 3 gian, mặt bằng xây dựng có hình chuôi vồ. Lễ hội đình làng được nhân dân địa phương tổ chức vào ngày Rằm tháng Hai âm lịch hằng năm. Trong dịp này có diễn ra đám rước kiệu thành hoàng và các trò vui dân gian.
Năm 1999, đình [và chùa] Đan Thầm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
©NCCông 2020, Dan Tham community hall
Nhiều người thường gắn mác “con nhà giàu” cho các du học sinh, bởi lẽ, phần đông trong họ vẫn còn định kiến đã cũ “đi du học cần có rất nhiều tiền”. Thật ra, việc ra nước ngoài để học tập và phát triển thời nay không còn khó khăn như ngày trước, vậy nên, du học sinh cũng có đa dạng tình trạng tài chính khác nhau:
Ở nhóm này, tuy không bị nặng nề về học phí nhưng học viên phải đảm bảo năng lực học tập xuất sắc nếu muốn duy trì học bổng, hoặc chịu áp lực về ràng buộc sau này trong quá trình làm việc.
Để trải nghiệm phương thức du học tiết kiệm, rất nhiều học viên thường chọn các chương trình du học chuyển tiếp (du học bán phần) để được nhận các đặc quyền trong học tập khi ra nước ngoài. Ưu điểm của lộ trình này là tạo điều kiện cho học viên có thành tích học tập không quá nổi trội hoặc chưa mạnh về tài chính được hưởng các quyền lợi giảm bớt chi phí học tập (nhận học bổng bán phần, miễn giảm môn, giảm học phí,…).
Học viên thuộc nhóm này phải nỗ lực rất lớn để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt khi đi du học, bởi họ không chỉ cần duy trì kết quả học tập tại trường, mà sau giờ học cũng phải tận dụng thời gian để đi làm kiếm thêm thu nhập. Vì thế, áp lực du học, đặc biệt là gánh nặng về tiền bạc là không nhẹ đối với học viên thuộc nhóm 2 này.
Bản chất của học viên thuộc nhóm 3 thường không phải lo nghĩ nhiều về tiền bạc, thế nhưng, nhiều bạn trẻ muốn thoát khỏi định kiến “dựa dẫm cha mẹ” và trải nghiệm cuộc sống tự lập nên từ chối các khoản chu cấp từ gia đình, tự kiếm tiền trang trải cuộc sống. Vậy nên, họ cũng đối mặt với những khó khăn nhất định trong việc kiếm sống và chi tiêu nơi đất khách quê người.
Có thể thấy, tùy theo tình trạng tài chính được hỗ trợ, mức độ gánh nặng nề về tiền bạc của mỗi học viên thuộc các nhóm trên cũng khác nhau. Bên cạnh những bạn “con nhà giàu, đi du học nhờ tài chính của cha mẹ” thì có rất nhiều học viên dành rất nhiều nỗ lực để có thể vừa học vừa sinh sống tại đây. Thế nên, họ rất mong muốn được thấu hiểu và công nhận về nghị lực phấn đấu của mình, thay vì vô tình bị gắn mác không mong muốn.
Mấy ai hiểu được nỗi lòng của du học sinh, khi phải một mình vượt qua mọi khó khăn nơi đất khách quê người, thậm chí phải tỏ ra kiên cường để gia đình khỏi lo lắng nhưng lại bị hiểu lầm rằng “đi du học sướng lắm”.
Điều khó khăn đầu tiên mà hầu hết sinh viên gặp phải chính là nhớ nhà (homesick). Cảm giác này được miêu tả như sự cô đơn, thiếu thốn sự thân thuộc, thấu hiểu từ những người yêu thương mà chỉ du học sinh mới hiểu được. Không chỉ thế, sự khác biệt về mọi thứ: ngôn ngữ, phương pháp giáo dục, lối sống, phong cách sinh hoạt, ẩm thực,… cũng mang lại những khó khăn trong việc hoà nhập ở thời gian đầu của nhiều học viên, khiến không ít bạn rơi vào tình trạng sốc văn hoá. Chưa hết, vô vàn những tình huống: phân biệt chủng tộc, cạm bẫy tiền bạc và quan hệ,… vẫn hay xảy ra như để thử thách cho sự kiên cường của du học sinh Việt Nam.
Một câu chuyện phổ biến chung của phần đông sinh viên, bất kể người xuất thân từ gia đình khá giả hay có học bổng du học đều gặp phải nỗi sợ “cuối tháng” – thời điểm mà các chi tiêu trong sinh hoạt đều eo hẹp. Theo chia sẻ của Uyên – du học sinh Anh: “Nhiều lần quy giá cả Anh theo tiền Việt Nam xong mình không dám mua gì bởi chi phí quá mắc, phải tiết kiệm hết mức từ nhu yếu phẩm thường ngày như dầu gội, xà phòng,… cho đến việc ăn uống cũng phải tằn tiện. Vì thế nên mình chủ yếu chỉ ở nhà và tự nấu ăn để giảm bớt chi tiêu”. Làm thêm cũng là một cách để sinh viên khắc phục nỗi lo tiền bạc, thế nhưng, vừa làm vừa học là điều không dễ, thậm chí còn dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu điều kiện thể lực không cho phép.
Dù đối mặt với vô vàn khó khăn khi đi du học nhưng vì mục tiêu học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới của thế giới để thông qua đó rộng mở tương lai hoặc đóng góp vào công cuộc phát triển của xã hội, các du học sinh vẫn luôn động viên nhau cố gắng vượt qua mọi thử thách nơi đất khách quê người.