Ngôi trường xác sống ( tiếng Triều Tiên: 지금 우리 학교는, chuyển tự jigeum uli haggyoneun,Hanja:只今 우리 學校는, tiếng Anh: All of Us Are Dead) là một bộ phim truyền hình kinh dị về đại dịch zombie của Hàn Quốc ra mắt năm 2022. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên Park Ji-hu, Yoon Chan-young, Cho Yi-hyun, Park Solomon, Yoo In-soo, Lee Yoo-mi, Kim Byung-chul, Lee Kyu-hyung và Jeon Bae-soo. Tác phẩm kể về một nhóm học sinh, chống lại zombie khi xuất hiện một loại virus lây nhiễm có khả năng biến con người thành xác sống. Bộ phim dựa trên webtoon Now at Our School [ko] của Joo Dong-geun, được phát hành từ năm 2009 đến năm 2011.[2][3] Bộ phim được quay tại trường trung học nữ sinh Sunghee ở Andong, Hàn Quốc.
Ngôi trường xác sống ( tiếng Triều Tiên: 지금 우리 학교는, chuyển tự jigeum uli haggyoneun,Hanja:只今 우리 學校는, tiếng Anh: All of Us Are Dead) là một bộ phim truyền hình kinh dị về đại dịch zombie của Hàn Quốc ra mắt năm 2022. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên Park Ji-hu, Yoon Chan-young, Cho Yi-hyun, Park Solomon, Yoo In-soo, Lee Yoo-mi, Kim Byung-chul, Lee Kyu-hyung và Jeon Bae-soo. Tác phẩm kể về một nhóm học sinh, chống lại zombie khi xuất hiện một loại virus lây nhiễm có khả năng biến con người thành xác sống. Bộ phim dựa trên webtoon Now at Our School [ko] của Joo Dong-geun, được phát hành từ năm 2009 đến năm 2011.[2][3] Bộ phim được quay tại trường trung học nữ sinh Sunghee ở Andong, Hàn Quốc.
Phim bắt đầu với những cảnh quay rộng lớn tại nhà ăn và trường học, khi học sinh và giáo viên đồng loạt bị nhiễm bệnh và biến thành zombie. Nếu Chuyến Tàu Sinh Tử nhốt người xem trong một không gian hẹp là một căn tàu, Chung Cư Có Độc giới hạn trong một tòa nhà chung cư, thì Ngôi Trường Xác Sống tạo ra những cuộc rượt đuổi căng thẳng đến nghẹt thở trong khung cảnh rộng lớn hơn là trường học.
Điều này không chỉ tạo sức hấp dẫn mà còn khiến người xem không thể rời mắt và luôn thấp thỏm để theo dõi từng sự phát triển của các nhân vật trong phim.
Một điểm cộng về nội dung phim là cách virus và con người "tiến hóa", tạo ra một sinh vật được gọi là "hombies", nửa người nửa zombie, khiến câu chuyện trở nên kịch tính và thú vị hơn. Đó là những người đã bị cắn, nhưng virus trong cơ thể họ đã tạo ra kháng thể "tiến hóa", biến họ trở thành một dạng khác với những đặc tính của zombie, nhưng không bị mất hoàn toàn lý trí.
Đan xen những cảnh máu me, đổ nát và sự giằng xé, bộ phim cũng có những yếu tố thu hút khác không kém phần hấp dẫn, đó là dàn diễn viên cực phẩm đầy tài năng. Mặc dù còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng mỗi diễn viên đều đặt nỗ lực để phát triển và xây dựng các đặc điểm riêng biệt cho nhân vật mà họ thể hiện, không lẫn với bất kỳ ai.
Phim Ngôi Trường Xác Sống hấp dẫn sự tò mò của khán giả bởi sự xuất hiện của dàn diễn viên trẻ đều là những gương mặt mới, đầy hứa hẹn của màn ảnh xứ Hàn bao gồm Yoon Chan Young, Park Ji Hoo, Cho Yi Hyun, Park Solomon, Yoo In Soo, Lee Yoo Mi, Ha Seung Ri,...
Trong phim, Park Ji Hoo đảm nhận vai nữ chính Nam On Jo. Cô là bạn thân của Cheong Su và cũng là con gái của đội trưởng đội cứu hỏa Nam So Ju. Mặc dù có vẻ ngoài nhỏ nhắn và yếu đuối, nhưng On Jo đã tỏ ra rất mạnh mẽ trong cuộc hành trình đối đầu với đại dịch zombie. Cô cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và thắt chặt tình đồng đội giữa các nhân vật.
Phim Ngôi Trường Xác Sống xoay quanh hành trình chống lại đại dịch zombie của những học sinh tại trường Hyosan. Thầy giáo Lee Beong Chan, người phụ trách môn Sinh học của trường, đã tạo ra một loại virus có tên gọi là Jonas, với mục đích ban đầu là làm cho con trai của ông, Jinsu, trở nên mạnh mẽ hơn để đối phó với bạo lực trong môi trường học đường.
Tuy nhiên, loại virus này đã biến Jinsu trở thành một xác sống mất nhân tính và tấn công chính mẹ ruột của cậu. Vì sự an toàn và để ngăn chặn sự lan rộng của virus, ông buộc phải giết vợ và con trai của mình, sau đó đưa virus vào một con chuột để tiến hành thí nghiệm.
Bi kịch bắt đầu từ khi Hyeon Ju, một cô bạn, bị con chuột trong phòng thí nghiệm cắn vào tay. Virus Jonas lập tức biến cô thành một "quái vật" và lây lan rộng rãi trong toàn bộ trường học. Những người chưa bị nhiễm phải cố gắng chạy trốn để bảo toàn tính mạng của mình.
Đảm nhận vai nam chính Lee Cheong Su, Yoon Chan Young đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả nhờ khả năng diễn xuất tuyệt vời. Theo đó, Cheong Su có tình cảm đặc biệt với cô bạn thân On Jo. Khi đại dịch zombie lan rộng, Cheong Su không ngại nguy hiểm và luôn ở bên cạnh để giúp đỡ và bảo vệ On Jo. Sự gan dạ, dũng cảm và lòng thành kính với tình bạn đã khiến người xem vô cùng xúc động.
Một trong những nhân vật được yêu thích và được xem là "át chủ bài" của bộ phim là lớp trưởng Nam Ra, do Cho Yi Hyun đảm nhân. Dù bề ngoài cô luôn tỏ ra lạnh lùng và xa cách, nhưng thực tế, Nam Ra lại rất ấm áp và luôn quan tâm đến mọi người xung quanh. Ngay cả khi bị cắn và đối mặt với sự biến đổi, cô vẫn cố gắng kiềm chế bản thân để không gây hại cho bạn bè.
Một cái tên gây ấn tượng mạnh nhất trong phim không ai khác chính là nam diễn viên Park Solomon. Anh đảm nhận vai Lee So Hyuk, bạn thân của Cheong Su và có tình cảm đặc biệt dành cho lớp trưởng Nam Ra. Với cơ thể khỏe mạnh, So Hyuk không ngừng chiến đấu chống lại đại dịch zombie và bảo vệ bạn bè. Chính những điều này đã tạo hiệu ứng tích cực và giúp Solomon nhận được sự yêu thích từ khán giả.
Ngoài ra, các bạn đọc cũng có thể tham khảo bài Review phim Em Và Trịnh, bộ phim khai thác về cuộc đời của cố nhạc sĩ huyền thoại Trịnh Công Sơn, đã gây nhiều tranh luận về kịch bản lẫn diễn xuất ngay từ khi mới ra mắt.
Ngôi Trường Xác Sống tuy không phải là một bộ phim có motif mới mẻ, nhưng lại là một tác phẩm đan xen các yếu tố kinh dị, thú vị và có nhịp độ nhanh, thông qua cốt truyện để phản ánh những mặt tối của xã hội. Đồng thời, yếu tố tình cảm thanh xuân và cuộc sống học đường được kết hợp tinh tế, tạo sự sống động và điểm nhấn cho bộ phim.
Chất lượng hình ảnh và màu sắc trong phim đều rất phù hợp, tạo cảm giác hồi hộp và cuốn hút cho người xem. Phục trang, tạo hình của các zombie được chăm chút tỉ mỉ, trông rất thật và tạo cảm giác ghê sợ.
Những cảnh quay đặc tả xác sống đầy máu me, tàn bạo hay cắn xé người đều tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ. Một số cảnh rộng khắc họa sống động về sự hỗn loạn, gay cấn và kịch tính khi đại dịch ập đến.
Không gian trường học được sử dụng một cách hợp lý để tạo ra những cuộc truy đuổi căng thẳng giữa zombie và nhóm học sinh. Đặc biệt, phim còn thể hiện sự tinh tế khi sử dụng các đạo cụ quen thuộc trong trường học như bàn học, khay cơm, vòi cứu hỏa, tủ sách để làm vũ khí trong cuộc chiến chống lại zombie.
Tuy nhiên, một điểm trừ của phim là đạo diễn đã thêm thắt nhiều tình tiết dẫn đến các phân cảnh dài và gây nhàm chán. Cảnh nhóm học sinh thoát khỏi trường diễn ra quá nhanh, và nhiều chi tiết chưa được lý giải một cách ổn thỏa.
Tóm lại, nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim thanh xuân vườn trường, kịch tính đầy ám ảnh, kinh dị với sự đầu tư chất lượng từ nội dung, diễn viên đến hình ảnh thì không thể bỏ lỡ các tập phim này. Với bài review phim Ngôi Trường Xác Sống trên, hy vọng MobileCity có thể giúp bạn tìm được một bộ phim tủ để cày trong thời gian tới.
Một số chi tiết trong anime được dựa trên những trường hợp tương tự ở thực tế cuộc sống, sau đó chúng chủ yếu đã được phóng đại hoặc hư cấu lên. Một ví dụ là những bộ đồng phục mà học sinh trung học Nhật Bản mặc. Trong khi các bộ đồng phục trông giống như nhau, thực tế không hẳn giống như anime, và chủ yếu là chỉ có hai loại đồng phục bao gồm một bộ đồng phục thủy thủ đơn giản cho các bạn nữ và một chiếc áo khoác cho các bạn nam.
Trong anime, các trường trung học luôn có những lễ hội văn hóa hàng năm dành cho các học sinh có thể tham gia cùng nhau. Sự thật là, điều đó cũng đúng trong cuộc sống thực nữa! Ở Nhật Bản, lễ hội văn hóa là một khoảng thời gian cho các học sinh vui chơi giải trí và hoạt động với nhau như một tập thể lớp. Cựu học sinh thậm chí cũng có thể đến xem lễ hội của ngôi trường mà họ đã từng theo học. Đúng vậy, phòng học còn được biến thành những quán cafe maid rất dễ thương nữa!
Trong anime,các nhân vật tham gia vào nhiều câu lạc bộ và luôn nhảy quanh giữa chúng. Đây không phải là trường hợp xảy ra trong thực tế với những trường trung học ở Nhật Bản. Một học sinh thường chỉ chọn một câu lạc bộ và gắn bó với nó trong cả 3 năm trung học. Có những trường hợp đặc biệt, tuy nhiên, bạn đừng nên đặt cược để trở thành ngôi sao bóng rổ và bóng chày cùng một lúc!
Mình chắc rằng có phải mọi người đều nhận thức được rằng các nhân vật chính luôn được gọi đến căn phòng này? Trong những trường trung học ở Nhật Bản, 100% các giáo viên luôn ở đây để hoàn thành và chuẩn bị các kế hoạch cho ngày hôm sau. Thông thường học sinh không được vào trừ khi có sự cho phép. Hơi ảo tưởng chút, nhưng mà thật đáng buồn khi không có ngôi trường phép thuật nào ngoài đời thực ở Nhật Bản, có lẽ vào một ngày không xa có thể nó sẽ xuất hiện!
Dựa trên nội dung webtoon nổi tiếng cùng tên, Ngôi trường xác sống tái hiện thảm họa đại dịch zombie bùng phát từ một ngôi trường trung học phổ thông tại thành phố Hyosan. Một nhóm học sinh bị kẹt lại đã phải bước vào cuộc chiến sinh tử với lũ xác sống khát máu để tìm đường thoát thân. Hành trình sinh tồn của họ gian nan bội phần khi quân đội cho thực hiện thiết quân luật và không có dấu hiệu của đội ứng cứu. Song, virus gây ra dịch bệnh kinh hoàng có những biến thể vô cùng khó lường.
Ngôi trường xác sống mang phong vị mới lạ vì lấy bối cảnh học đường
Ngay từ khi dự án mới được công bố bởi Netflix, Ngôi trường xác sống đã được kỳ vọng có khả năng khiến Hàn Quốc “nở mày nở mặt” như cách mà Train to Busan và Trò chơi con mực đã làm được trong thời gian vừa qua. Khai thác câu chuyện về zombie vốn đã quá quen thuộc nhưng Ngôi trường xác sống vẫn gây tò mò lớn khi được đặt trong bối cảnh học đường. Điểm thu hút đầu tiên của sêri này nằm ở ý tưởng táo bạo. Bởi đứng trước những con quái vật khát máu giờ đây không phải là đội ngũ binh lính tinh nhuệ, nhà khoa học hay người trưởng thành mà chỉ là những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn vốn dĩ rất ngây ngô, không vũ khí, thiếu kĩ năng sống và hoàn toàn bị cô lập.
Độ tàn bạo, ghê rợn của các zombie trong Ngôi trường xác sống được đẩy lên mức tối đa
Qúa trình biến đổi từ người thành thây ma được khắc họa rùng rợn trong Ngôi trường xác sống
Tiếp đó, dù lấy bối cảnh trường học nhưng Ngôi trường xác sống vẫn khiến người xem phải trầm trồ với quy mô dàn dựng. Không gian trường học được vận dụng khá hợp lý để triển khai những cuộc đuổi bắt kinh hoàng giữa zombie và nhóm học sinh. Phim cũng sử dụng đạo cụ khá thông minh khi từng chiếc bàn học, vòi cứu hỏa, khay cơm, tủ sách… đều có thể trở thành vũ khí để chiến đấu với lũ zombie. Về mặt kĩ xảo, trình độ thiết kế, tạo hình xác sống của điện ảnh Hàn có thể đã đạt tới mức độ thượng thừa. Quy trình biến đổi, diện mạo gớm ghiếc của những người bị nhiễm virus khiến người xem phải nổi da gà. Song, hình ảnh zombie với số lượng “khủng”, hàng hàng lớp lớp xộc tới con mồi cũng tạo hiệu ứng giật gân rất tốt.
Khoảng bốn tập đầu tiên của bộ phim tạo được cảm giác hãi hùng và hồi hộp cần thiết với những tình huống phát sinh đầy bất ngờ. Đặc biệt, mức độ bạo lực, máu me cũng được phát huy tối đa để tạo cảm giác rùng rợn, gây sốc. Dàn diễn viên trẻ, đẹp thuộc thế hệ 10X như Park Solomon, Yoon Chan Young, Cho Yi Hyun, Yoo In Soo… đã có màn thể hiện rất tốt. Các diễn viên đóng vai xác sống cũng để lại ấn tượng sâu đậm với diễn xuất lăn xả. Tuy nhiên càng về sau, khi kết thúc những phần “trưng trổ” hành động máu lửa, cắn xé điên cuồng thì nội dung phim lại càng đuối dần.
Ngôi trường xác sống xoay quanh hành trình sinh tồn của nhóm học sinh trung học giữa thảm họa xác sống
12 tập phim là quá lê thê cho một cuộc hành trình chạy trốn chỉ diễn ra vòng quanh ngôi trường cấp 3. Dù có cố gắng mở rộng câu chuyện ra bên ngoài nhưng những tuyến nhân vật thực hiện chức năng này lại hết sức mờ nhạt và hành động ngờ nghệch. Lúc mào đầu, bộ phim khơi gợi rất nhiều vấn đề “đao to búa lớn” từ bạo lực học đường, khủng bố mạng xã hội, mâu thuẫn giai cấp, bất công trong hệ thống chính trị, giáo dục… nhưng lại không có cách giải quyết thỏa đáng. Tất cả dẫn đến một mạch phim lủng củng và thiếu điểm nhấn. Bên cạnh đó, những mối tình học trò phát sinh trong quá trình vào ra sinh tử cùng nhau cũng được thể hiện quá sơ sài, miễn cưỡng.