Tiêu Luận Hệ Thống Tiền Tệ Quốc Tế

Tiêu Luận Hệ Thống Tiền Tệ Quốc Tế

– Chính sách lương cạnh tranh, tăng lương theo năng lực. – Thưởng thi đua, thưởng tăng tốc; thưởng nóng. – Chế độ thưởng cuối năm tới 6 tháng lương. – Du lịch nghỉ mát trong nước và quốc tế hàng năm. – Chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, nghỉ phép năm. – Môi trường làm việc năng động, được đào tạo và dẫn dắt. – Nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp bản thân

– Chính sách lương cạnh tranh, tăng lương theo năng lực. – Thưởng thi đua, thưởng tăng tốc; thưởng nóng. – Chế độ thưởng cuối năm tới 6 tháng lương. – Du lịch nghỉ mát trong nước và quốc tế hàng năm. – Chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, nghỉ phép năm. – Môi trường làm việc năng động, được đào tạo và dẫn dắt. – Nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp bản thân

Về với Victoria English, bạn được gì:

Nếu bạn cảm thấy bản thân phù hợp, đừng ngần ngại nộp CV về địa chỉ email: [email protected]

TIÊU ĐỀ: TP ĐÀ NẴNG – [VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN] – [HỌ TÊN] SĐT liên hệ: 0918394479

Mô hình Blended learning dẫn đầu xu hướng. Con phát triển toàn diện kĩ năng giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm, tư duy phản biện qua các hoạt động tương tác trên lớp, đồng thời được chủ động học tập trên môi trường số.

Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán quốc tế và công tác điều hành chính sách tiền tệ

Cán cân thanh toán quốc tế (CCTT) là một báo cáo thống kê tổng hợp một cách có hệ thống các giao dịch kinh tế của một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới, hay nói cụ thể hơn là các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.Cùng với thống kê tài chính chính phủ, thống kê tài khoản quốc gia, thống kê tiền tệ,CCTT là các bản báo cáo thống kê kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng, làm cơ sở để xem xét, đánh giá thực trạng của một nền kinh tế và đưa ra các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là điều hành chính sách tiền tệ.

Cán cân thanh toán tổng thể là kết quả của các giao dịch trên cán cân vãng lai, cán cân tài chính và được tính toán bằng thay đổi dự trữ ngoại hối trong kỳ (GIR). Cán cân thanh toán tổng thể có thể mang dấu (-) hoặc (+) tương ứng khi dự trữ ngoại hối ròng trong kỳ giảm hoặc tăng. Kết quả của cán cân thanh toán trong kỳ phản ảnh thay đổi tài sản có nước ngoài (NFA) của ngân hàng trung ương.NFA sẽ tăng khi cán cân thanh toán thặng dư và giảm khi cán cân thanh toán thâm hụt.

Vậy giữa CCTT và công tác điều hành chính sách tiền tệ có mối quan hệ như thế nào? Chính sách tiền tệ tác động đến mức cung tiền hay thay đổi lượng tiền trong lưu thông thông qua các công cụ như chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá, công cụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc nhằm đạt đến các mục tiêu cuối cùng như tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Trong đó, mức cung tiền thường được xác định là mức cung tiền mở rộng (M2) và được xác định như sau:

M2 = Tài sản có nước ngoài ròng (NFA) + Tài sản có trong nước ròng (NDA)

Do đó, mỗi sự thay đổi trong M2 xuất phát từ thay đổi trong NFA hoặc NDA hoặc cả hai.

Như vậy, trạng thái thâm hụt hay thặng dư của CCTT sẽ làm thay đổi mức cung tiền mở rộng, hay nói cách khác trạng thái CCTT tổng thể có mối quan hệ chặt chẽ với thay đổi mức cung tiền, do đó, có quan hệ chặt chẽ với công tác điều hành chính sách tiền tệ. Chẳng hạn, trong kỳ CCTT tổng thể thặng dư cao, thể hiện là khoản gia tăng NFA,nếu muốn kiểm soát M2 để kiểm soát lạm phát thì cần tác động đến NDA, thắt chặt tín dụng nội địa hoặc thực hiện can thiệp vô hiệuthông qua thị trường mở. Ngược lại, nếu NFA giảm, để kích thích tăng trưởng kinh tế thì cần thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng (mở rộng tín dụng cho khu vực tư nhân và/hoặc khu vực chính phủ).

Số liệu thống kê CCTT cũng có vai trò quan trọng trong điều hành tỷ giá. Tỷ giá luôn phản ánh quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường,mà CCTT lại là bảng thống kê tổng hợp cho biết tổng các luồng ngoại tệ ra vào một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Do đó, có thể sử dụng số liệu CCTT như một công cụ để đo lường, dự báo cung cầu ngoại tệ, từ đó, có các chính sách điều hành tỷ giá hợp lý. Ngược lại, sự ổn định của tỷ giá cũng có tác động tích cực đối với công tác thống kê CCTT. Cơ chế điều tiết tỷ giá hợp lý sẽ kích thích các hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ, thu hút các nguồn vốn nước ngoài, làm giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ ở các khu vực kinh tế trong nước. Điều này giúp gia tăng thặng dư CCTT tổng thể, giảm lỗi và sai sót. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái thay đổi cũng làm giá trị nội tệ của NFA cũng thay đổi, dẫn tới các thay đổi M2.

Từ các phân tích trên cho thấy giữa số liệu thống kê CCTT và công tác điều hành chính sách tiền tệ có mối quan hệ mật thiết. Bộ sốliệu thống kê CCTT chính xác có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác điều hành chính sách tiền tệ.