Lào (tiếng Lào: ລາວ, phát âm tiếng Lào: [láːw], Lao), tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, chuyển tự Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao, sǎːtʰáːlanalat pásáːtʰipátàj pásáːsón láːw), là quốc gia nội lục có chủ quyền tại bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á, phía Tây Bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía Đông giáp với Việt Nam, phía Đông Nam giáp với Campuchia, phía Tây và Tây Nam giáp với Thái Lan.[9]
Lào (tiếng Lào: ລາວ, phát âm tiếng Lào: [láːw], Lao), tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, chuyển tự Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao, sǎːtʰáːlanalat pásáːtʰipátàj pásáːsón láːw), là quốc gia nội lục có chủ quyền tại bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á, phía Tây Bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía Đông giáp với Việt Nam, phía Đông Nam giáp với Campuchia, phía Tây và Tây Nam giáp với Thái Lan.[9]
Ngày 6 tháng 10 năm 2021, UBND tỉnh Lào Cai và Bộ Giao thông Vận tải đã có buổi làm việc, nghiên cứu các phương án đề xuất về việc đầu tư đoạn đường sắt đấu nối Lào Cai – Hà Khẩu. Các đại biểu nghiêng về phương án 3 – nối ray bằng khổ đường lồng 1.435 và 1.000mm tại vị trí cầu Hồ Kiều mới (cách cầu cũ 2,5 km về phía thượng lưu). Dự án cho phép chuyển tải giữa 2 khổ đường ngay tại ga Lào Cai thay vì chỉ thực hiện tại Hà Khẩu như trước và tận dụng được cho dự án đường sắt mới khổ 1.435mm Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.[15]
Số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 2.200 tỷ đồng, từ vốn ngân sách Nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021–2025.[16]
Năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Đây là đường sắt đường đôi (2 chiều đường riêng biệt), khổ 1,435m điện khí hóa. Tổng mức đầu tư toàn tuyến lên đến 100 nghìn tỷ đồng. Chi phí nghiên cứu quy hoạch do Trung Quốc tài trợ.[17]
Theo tiến sĩ Phạm Chi Lan, xây thêm tuyến đường sắt mới với vốn đầu tư lên đến 100.000 tỷ đồng, trong khi đã có đường cao tốc là lãng phí và vô lý. Trong khi đó, miền Nam lại được đầu tư rất ít, rất chậm.[17] Việc hưởng lợi của Việt Nam từ dự án này thấp hơn nhiều Trung Quốc.[18]
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thể loại này bao gồm các thể loại con chứa danh sách các chính khách Việt Nam đã hoặc đang giữ các chức vụ đầu tỉnh Lào Cai trong hệ thống chính quyền Việt Nam kể từ sau thời điểm tháng 8 năm 1945 trở đi. Chức vụ này được xem xét với chức vụ của đơn vị hành chính cấp tỉnh, có địa bàn bao gồm hoặc là một phần của địa bàn tỉnh Lào Cai ở thời điểm hiện tại.
Thể loại này có 6 thể loại con sau, trên tổng số 6 thể loại con.
Bảng kí hiệu đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
tại Hợp Hòa, Tam Dương, Vĩnh Phúc tại Phù Ninh, Phú Thọ tại Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ tại Sai Nga, Cẩm Khê, Phú Thọ tại Âu Lâu, Yên Bái, Yên Bái tại Văn Bàn, Lào Cai tại Xuân Giao, Bảo Thắng, Lào Cai
Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (ký hiệu toàn tuyến là CT.05,[1] hay còn gọi là đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai) là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam, dài 265 km và có điểm đầu tại nút giao thông Quốc lộ 18 với Quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và điểm cuối tại phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, nối với đường cao tốc Khai Viễn – Hà Khẩu (Trung Quốc) tại cửa khẩu Kim Thành. Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á (AH14) và dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng.
Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội (12 km), Vĩnh Phúc (40 km), Phú Thọ (62 km), Yên Bái (65 km) và Lào Cai (83 km).
Phần lớn đường cao tốc đi ven theo bờ sông Hồng, đoạn từ Nội Bài đến hết địa phận Thanh Ba đi ở phía tả ngạn, đoạn từ địa phận Cẩm Khê đến thành phố Lào Cai đi ở phía hữu ngạn và gần như song song với quốc lộ 70 ở bờ đối diện.
Còn theo thiết kế, tốc độ tối đa 120 km/h. VEC sẽ áp dụng cho phép xe chạy với tốc độ tối đa 120 km/h khi các điều kiện đảm bảo an toàn trên toàn tuyến được hoàn thành.
Dự án này khởi công từ quý III năm 2008 và hoàn thành vào ngày 21 tháng 9 năm 2014; chủ đầu tư là Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Theo thiết kế, đoạn Nội Bài – Yên Bái có 4 làn xe cho phép đạt vận tốc thiết kế tối đa 100 km/h; đoạn Yên Bái – Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối đa 80 km/h.
Vào ngày 21 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng thông xe toàn tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại khu dịch vụ số 5 (lý trình Km 237+000) thuộc thôn Sơn Cả, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đến ngày 19 tháng 5 năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng thông xe 20 km cuối cùng của tuyến Nội Bài – Lào Cai tại Khu kinh tế Cửa khẩu Kim Thành, tỉnh Lào Cai.
Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai do nhà thầu Hàn Quốc thi công (chiếm 6/8 gói thầu) gồm:
Hiện tại đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đang giữ kỷ lục khác của tuyến cao tốc này đó là khối lượng công việc đồ sộ nhất. Với chiều dài 265 km cao tốc, thống kê bao gồm:
Kỷ lục về chiều dài tuyến: chưa có tuyến cao tốc nào chạy liên tục 265 km với 13 trạm thu phí, 5 trạm dừng nghỉ rộng 23 ha. Qua 5 tỉnh như cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Tuyến đường từ Hà Nội qua 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái lên đến Lào Cai sẽ được các bác tài "chinh phục" chỉ sau 3,5 tiếng so với 7 tiếng trước đây.
Kỷ lục dự án có nhiều hộ dân phải di dời nhiều nhất: Diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là 2.062,38 ha; đền bù giải phóng mặt bằng cho 25.031 hộ dân bị ảnh hưởng; xây dựng 99 khu tái định cư; di dời và xây mới hàng trăm công trình công cộng; dự án áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17.000 hộ dân.
Đây cũng là dự án đi qua địa hình, địa chất phức tạp nhất: Theo VEC, dự án được xây dựng xuyên từ khu vực đồng bằng lên vùng Tây Bắc, với nhiều đồi núi, vượt qua hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô.
Cũng cần nhắc tới, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đang giữ kỷ lục về suất đầu tư hiệu quả nhất. Với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD, suất đầu tư của dự án chỉ vào khoảng 6 triệu USD/km đường cao tốc, thuộc loại thấp nhất hiện nay. Tuy nhiên đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai mới chỉ có 2 làn xe chạy theo mặt cắt ngang.
Tổng mức đầu tư của dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã được điều chỉnh tại quyết định số 3008/QĐ-BGTVT ngày 7 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải là 1,46 tỷ USD (giai đoạn 1) bao gồm vay ưu đãi ADF (ADB) 236,21 triệu USD, vay thông thường OCR (ADB) 1,03 tỷ USD và vốn đối ứng là 170,31 triệu USD cho giải phóng mặt bằng.