Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có mối quan hệ gắn bó lâu đời. Việt nam và Lào vừa là anh em, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc dựng và giữ nước, hiện nay, khi đất nước đã hòa bình, bắt tay vào xây dựng và phát triển nền kinh tế thì mối quan hệ gắn bó giữ Việt nam và Lào vẫn luôn khăng khít. Có rất nhiều trường hợp người lao động Việt Nam sang Lào làm việc và ngược lại cũng có rất nhiều người Lào sang Việt Nam sinh sống và làm việc. Vậy ” thủ tục sang Lào làm việc” được thực hiện như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay nhé.
Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có mối quan hệ gắn bó lâu đời. Việt nam và Lào vừa là anh em, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc dựng và giữ nước, hiện nay, khi đất nước đã hòa bình, bắt tay vào xây dựng và phát triển nền kinh tế thì mối quan hệ gắn bó giữ Việt nam và Lào vẫn luôn khăng khít. Có rất nhiều trường hợp người lao động Việt Nam sang Lào làm việc và ngược lại cũng có rất nhiều người Lào sang Việt Nam sinh sống và làm việc. Vậy ” thủ tục sang Lào làm việc” được thực hiện như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay nhé.
Thẩm quyền xem xét và giải quyết thuộc về Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa cấp Trung ương; hoặc cấp tỉnh của Lào.
Văn phòng này có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chuyên ngành. Và sau đó trình Uỷ ban khuyến khích và quản lý đầu tư để phê duyệt. Theo thẩm quyền được quy định tại các văn bản quy phạm có liên quan của Lào.
Về thời hạn xem xét đầu tư vào các lĩnh vực thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát. Được chính phủ Lào quy định như sau:
Bước 1. Nhà đầu tư Việt Nam xin cấp Giấy phép đầu tư tại Lào; và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với việc thành lập, điều chỉnh giấy chứng nhận theo quy định pháp luật Lào). Thời hạn cấp là 25 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận đơn đầu tư nhận đầy đủ giấy tờ (theo quy định của Pháp luật Lào.
Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền gửi đề nghị đến các ban ngành và chính quyền địa phương để lấy ý kiến. Trong thời gian 02 ngày làm việc. Việc xem xét, trả lời bằng văn bản trong vòng 8 ngày làm việc. Trường hợp không có văn bản trả lời xem như chấp thuận đầu tư.
Bước 3. Sau khi đã nhận được văn bản trả lời của cơ quan tại bước 2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành trực tiếp xem xét. Và đề nghị Ủy ban khuyến khích và quản lý đầu tư xem xét trong thời hạn 10 ngày làm việc.
Bước 4. Cơ quan giải quyết sẽ cấp giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc. Trường hợp từ chối sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.
Theo quy định hiện hành, các ngành nghề sau đây phải đáp ứng điều kiện về đầu tư. Thì mới được thực hiện thủ tục đầu tư sang Lào gồm:
4/ Báo chí, phát thanh, truyền hình;
Chi tiết về các điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với các ngành nghề trên được quy định tại Điều 72 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Đầu tư kinh doanh thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát là loại hình kinh doanh. Loại hình này có sự tác động đối với:
– An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội Lào;
– Truyền thống tốt đẹp của nước CHND Lào; và
– Tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội Lào;
Và nhằm để bảo đảm sự cân bằng phát triển các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Việc đầu tư cần phải có sự xem xét; quản lý của cơ quan có liên quan. Trước khi Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa hoặc Ủy ban khuyến khích và quản lý đầu tư các cấp cấp phép đầu tư. Do đó doanh nghiệp khi đầu tư sang Lào cần lưu ý những danh mục ngành nghề này. Và điều kiện cần thiết để xin cấp phép trước khi thực hiện đầu tư. Việc lập danh mục kinh doanh có kiểm soát được lập ra bởi Chính phủ lập theo từng thời kỳ
Nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư kinh doanh nhượng quyền tại Lào cần đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là pháp nhân. Được thành lập hợp pháp theo quy định tại Pháp luật Việt Nam.
2. Có kinh nghiệm và thành công trong kinh doanh được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng Lào.
3. Có khả năng tài chính; hoặc có nguồn tài chính được xác nhận bởi các tổ chức tài chính Lào và Việt Nam;
4. Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật Lào.
Nhà Đầu tư Việt Nam cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
1. Đơn xin phép đầu tư theo quy định của chính phủ Lào;
2. Sơ yếu lý lịch, kinh nghiệm của chủ đầu tư, công ty: Bản sao hộ chiếu người đại diện theo pháp luật; bản sao Giấy chứng nhận doanh nghiệp được cấp tại Việt Nam đối với trường hợp pháp nhân; (được công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự)
4. Giấy uỷ quyền cho người đại diện của cổ đông; công ty; trường hợp người đó là người đại diện theo Pháp luật Việt Nam.
5. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc kế hoạch kinh doanh theo quy định pháp luật Lào;
6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xã hội và tự nhiên;
7. Giấy chứng nhận tình trạng tài chính hoặc tài liệu chứng minh của tổ chức tài chính hoặc ngân hàng, báo cáo tài chính đã được xác nhận trong hai năm gần nhất;
Thủ tục đăng ký kinh doanh nhượng quyền do Luật doanh nghiệp Lào theo quy định;
Nhà đầu tư Việt Nam được cấp Giấy phép đầu tư trong thời hạn 65 ngày làm việc. Tính từ ngày Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp thực hiện thủ tục đầu tư sang Lào, Văn phòng Đầu tư một cửa thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định từ chối.
Thời hạn đầu tư kinh doanh nhượng quyền tuỳ thuộc vào loại hình; quy mô; giá trị đầu tư; điều kiện và báo cáo nghiên cứu khả thi của doanh nghiệp. Phù hợp với pháp luật có liên quan. Nhưng không quá 50 năm.
Thời hạn ưu đãi đầu tư có thể được gia hạn. Khi có sự chấp thuận của Chính phủ Lào, Quốc hội Lào hoặc Hội đồng cấp tỉnh Lào theo quy định của pháp luật có liên quan của Lào.
Theo pháp Luật Đầu tư Lào quy định: hoạt động đầu tư có 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam là đầu tư hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Việt Nam. Và doanh nghiệp hoặc dự án ở Lào có thể là do một nhà đầu tư hoặc một nhóm các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện.
Việc khuyến khích đầu tư sang Lào phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc đầu tư phải phù hợp với định hướng; chính sách; chiến lược; quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của nước CHND Lào. Cũng như phù hợp với kế hoạch phát triển ngành; từng địa phương; và tăng trưởng kinh tế – xã hội ở từng thời kỳ.
Thứ hai, việc đầu tư phải có sự phối hợp chặt chẽ với sự tăng cường quản lý của Nhà nước Lào. Theo hướng tập trung, thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ nước CHND Lào.
Thứ ba, nhà đầu tư được đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật Lào.
Thứ tư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể, nhân dân và nhà đầu tư.
Thứ năm, các dịch vụ đầu tư một cửa được bảo đảm thực hiện một cách thuận tiện; nhanh chóng; minh bạch; hiệu quả và hợp pháp;
Thứ sáu, bảo đảm cạnh tranh kinh doanh công bằng;
Thứ bảy, việc đầu tư phải bảo đảm an ninh quốc gia; và trật tự an toàn xã hội. Góp phần phát triển văn hóa tinh hoa của dân tộc. Và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả theo hướng xanh và bền vững.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục đầu tư sang Lào. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.