Khoảng tiền khổng lồ thứ hai phải chi trả đối với du học sinh là tiền nhà. Một tháng có 30 ngày mà mỗi lần đến hạn đóng tiền nhà là mình có cảm giác mỗi tháng chỉ có ba ngày ngắn ngủi.
Khoảng tiền khổng lồ thứ hai phải chi trả đối với du học sinh là tiền nhà. Một tháng có 30 ngày mà mỗi lần đến hạn đóng tiền nhà là mình có cảm giác mỗi tháng chỉ có ba ngày ngắn ngủi.
Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản Trong số này, số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000, chiếm 29,2%. Số du học sinh Việt Nam tại Australia đông thứ hai, với khoảng 31.000 sinh viên, chiếm 23,8%. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng thứ 3, với khoảng 28.000, chiếm 21,5%. Số lượng du học sinh tại Trung quốc là 13.000, chiếm 10%. Số lượng du học sinh tại Anh là 11.000 chiếm 8,4%. Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số lưu học sinh Việt Nam nói trên, Bộ GD-ĐT đang quản lý, cấp phát học bổng cho 5.519 lưu học sinh đi học có sử dụng ngân sách nhà nước tại 44 nước trên thế giới. Trong số này có 2.501 tiến sĩ, 580 thạc sĩ, 63 thực tập sinh và 2.375 sinh viên đại học. Số lưu học sinh này đi học theo các nguồn kinh phí: Đề án 911, Đề án 599, Đề án Công nghệ sinh học và Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án Hóa dược của Bộ Công Thương và học bổng diện Hiệp định với 20 nước. Bộ GD-ĐT cho biết, số lượng học bổng các nước dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Chẳng hạn Hungary từ 5 suất/năm lên 100 suất/năm từ năm 2016. Liên bang Nga từ 400 suất/năm lên 800 suất/năm vào năm 2016 và tiến tới 1.000 suất năm vào năm 2018. Trong nửa cuối năm 2016 dự kiến có khoảng 1.300-1400 lưu học sinh sẽ lên đường đi học theo các diện học bổng trên.
Mỗi ngày có hàng trăm thứ phải dùng nên mình không thể nào liệt kê chi tiết giá cả cho từng món. Theo mức sống của mình, chi phí đi chợ trong một tuần rơi vào khoảng 25 euros, và với mức chi tiêu tiết kiệm này, mỗi năm trung bình mình sẽ chi 1200 euros cho việc đi chợ cơ bản.
Bên dưới là mức phí trung bình mà mình chi trả cho từng loại thực phẩm thiết yếu.
(Giá tiền tính theo đơn vị kg nha, nếu bạn muốn xem thêm về giá cả thì có thể vào trang web của hệ thống siêu thị Auchan tham khảo)
Cái lợi của du học sinh Việt Nam ở các thành phố lớn đó là bạn sẽ tìm thấy các khu chợ hay siêu thị Châu Á với đa dạng các mặt hàng mà ở siêu thị thông thường không có (bột làm bánh cuốn, gia vị kho xào các món phổ biến, mì tôm nhập khẩu từ Việt Nam…) hoặc mua được với giá rẻ hơn. Ngoài ra còn có các khu chợ nông sản chủ yếu do chính người nông dân tham gia bày bán nên bạn sẽ có cơ hội mua được rau củ, trái cây giá rẻ. Những khu chợ này thường họp vào dịp cuối tuần, sáng thứ bảy hoặc chủ nhật. Bạn có thể vào trang web của thành phố để tìm hiểu thêm nhé.
Và rồi đôi lúc bạn sẽ thấy chán nản việc nấu ăn, dọn rửa, quanh quẩn một mình. Thế là bạn quyết định nuông chiều bản thân bằng cách đi ăn ngoài hàng một bữa. Vậy giá cả ngoài kia thế nào nhỉ?
Ở các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh như KFC, McDonald, Sandwich Subway hay món bánh mì kẹp thịt Thổ Nhĩ Kỳ - Kebab, giá cả rơi vào khoảng 6-10 euros, Pizza thì tầm 15 euros. Đồ ăn Việt ở Pháp được liệt vào hạng món ăn sang, với giá 10-15 euros/món. Và khi bạn bước đến giai đoạn sang nhất là bước vào nhà hàng Pháp với bữa ăn đầy đủ ba bước khai vị, món chính và tráng miệng thì bạn sẽ phải chuẩn bị nói lời tạm biệt với khoảng 20euros trong ví.
Mình biết các bạn đang nhẩm đổi 20 euros ra bằng bao nhiêu tiền Việt đúng không? Tốt hơn là sau khi qua Pháp bạn không nên quy đổi nữa nếu không bạn chẳng dám bỏ tiền ra mua món gì đâu.
Để hạ nhiệt một chút, mình chia sẻ tin mừng cho bạn là ở một số quán cà phê Pháp, bạn có thể kiếm được một ly expresso với giá chỉ 1.5 euros. Những loại thức uống như Capuchino, Cacao nóng, Chocolate thì có giá đắt hơn, tầm 5euros.
Để hợp thức quá việc ở lại dài ngày tại Pháp, sau khi sang đến nơi, bạn sẽ phải đăng ký thẻ cư trú (titre de séjour) và lệ phí cho quy trình này rơi vào khoảng 50 euros, có giá trị trong một năm.
Kế đến, bạn có thể sẽ cần chuẩn bị một khoản phí cho việc tham gia các câu lạc bộ thể thao của trường (30-40 euros/năm). Bạn được chọn tối đa 3 môn thể thao với thời lượng 2 buổi tập/tuần cho mỗi môn. Khi tham gia, bạn sẽ có cơ hội giao lưu với nhiều bạn Pháp hơn vì đa số mọi người cũng cởi mở hơn trong môi trường thể thao, đồng thời bạn có thể cho đầu óc mình “thở” một xíu sau buổi học.
Ngoài ra thi thoảng bạn cũng nên “chịu chi” cho các hoạt động như đi chơi, tham quan du lịch, xem phim, mua sắm… để tận hượng tốt nhất khoảng thời gian du học để ngó nghiêng khám phá.
Voilà, đã đến lúc bài báo toàn là Euros này kết thúc, hi vọng đầu óc các bạn vẫn còn tỉnh táo để tổng kết chi phí trung bình quy chiếu từ bản thân mình trong năm vừa qua nha:
Vậy số tiền bắt buộc tối thiểu các bạn phải chi trả trong một năm là tầm 4500 euros. Mình lưu ý đây chỉ là những khoản bắt buộc phải tiêu, trên thực tế các bạn phải chi trả nhiều hơn thế này (đặc biệt là khi sống ở các thành phố lớn) nên cần chuẩn bị tâm lý sô tiền bỏ ra để đi du học trong một năm có thế lên đến 5000-6000 euros, biết rằng số tiền mà Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam yêu cầu chứng minh tài chính khi xin visa sẽ cao hơn.
Hi vọng bài viết của mình đã ít nhiều giúp ích cho các bạn, và chúc các bạn sẽ đạt được ước mơ của mình.
Các thành phố lớn của Pháp, đặc biệt là các thành phố Đại học như Paris, Lyon, Bordeaux, Toulouse sở hữu một hệ thống phương tiện giao thông công cộng rất đa dạng, có thể thể kể đến các phương tiện phổ biến như tàu điện ngầm, bus, tramway và cả hệ thống xe đạp của thành phố.
Tác giả tại một bến tramway ở Nice
Vì bạn sẽ ở đây cả năm trời nên đăng ký làm thẻ khách hàng theo năm sẽ tiết kiệm hơn so với việc mua vé tháng hay vé trả theo từng lộ trình. Giá vé tháng dao động từ 40-70 euros, hoặc khoảng 186 euros/năm. Riêng ở Paris thì đắt hơn, vào khoảng 342 euros/năm. Thông thường, hệ thống giao thông của các thành phố được quản lí chung bởi một công ty nên bạn có thể kết hợp sử dụng nhiều loại phương tiện với chỉ cùng một chiếc thẻ.
Chiếc thẻ sinh viên sẽ giúp bạn nhận được nhiều ưu đãi giảm giá trong đời sống
Tất nhiên là việc lựa chọn loại hình giá vé nào còn tùy vào nhu cầu di chuyển của bạn nữa. Trong trường hợp thuê được nhà gần trường và không phải đi lại nhiều, bạn có thể thử mua vé tháng cho tháng đầu tiên để ước lượng nhu cầu đi lại. Nhiều du học sinh sống tại các thành phố có thời tiết không có khắc nghiệt vào mùa đông đã chọn mua một chiếc xe đạp cũ với giá 50 euros để có thể chạy cả năm, thay cho chi phí xe bus. Kinh nghiệm là du học sinh nào ở Pháp một thời gian rồi cũng thấy việc đi bộ 15 hay 20 phút là bình thường, nên bạn có thể tiết kiệm được kha khá nếu chịu khó đi bộ (mỗi tội bắp chân sẽ to ra hihi).
Học phí tại các cơ sở đào tạo công lập ở Pháp rẻ hơn nhiều so với các trường đại học ở các cường quốc giáo dục hàng đầu thế giới (Anh, Úc, Mỹ…) Nếu đảm bảo trình độ tiếng Pháp, bạn hoàn toàn có thể đăng ký vào học tại các trường công lập và tận hưởng mức học phí tương đương với sinh viên bản địa.
Đây là bảng học phí trường công cho năm học 2017-2018 theo từng bậc học khác nhau.
Đi kèm với học phí thì bạn sẽ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với mức giá dành cho sinh viên là 217 euros. Như vây, nếu bạn du học ở bậc học đại học tại một trường công ở Pháp thì tổng chi phí bạn sẽ phải đóng lúc đăng ký nhập học là 401 euros.