Thái Công Thiết Kế

Thái Công Thiết Kế

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Giới thiệu ngành Thiết kế công nghiệp VLU

Ngành Thiết kế Công nghiệp (Mã ngành: 7210402) là một ngành đa năng với nhiều sản phẩm như: sản phẩm máy móc, công cụ; sản phẩm công nghệ thông tin và giải trí; sản phẩm gia dụng và các mặt hàng tiêu dùng; tuỳ vào thị hiếu của từng quốc gia mà sản phẩm được thiết kế khác nhau để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sinh viên sẽ được phát triển tư duy thẩm mỹ và khả năng sáng tạo khi được học trong một môi trường hiện đại, đáp ứng đủ cơ sở vật chất cho việc thiết kế. Khoa Mỹ Thuật và Thiết kế, trường Đại học Văn Lang là một trong số những nơi có đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên, phòng học, xưởng sản xuất để đào tạo ra những họa sĩ Thiết kế Công nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn thời đại mới. Chương trình đào tạo Cử nhân Thiết kế Công nghiệp của trường Đại học Văn Lang nhằm mục tiêu cung cấp cho người học kiến thức nền tảng trình độ đại học về thiết kế sản phẩm và dịch vụ sản phẩm, xác định vấn đề và phân tích thị trường để đưa ra được giải pháp thiết kế phù hợp với định hướng xã hội. Bên cạnh đó, trường Đại học Văn Lang thường xuyên đưa sinh viên đến tham quan, kiến tập tại các khu công nghiệp, xưởng thiết kế công nghiệp lớn của các doanh nghiệp như SYM, PNJ, các xưởng gốm tại Đồng Nai,… Ngoài ra, hằng năm, sản phẩm của sinh viên được tổ chức triển lãm, mời doanh nghiệp tham quan. Thiết kế của sinh viên được tiếp cận ngay với thị trường. Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Thiết kế Công nghiệp có thể đảm nhận các vị trí: Chuyên viên thiết kế sản phẩm thủ công và công nghiệp; Giám đốc quản lý thiết kế sáng tạo; Chuyên viên làm việc tại phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm; Chuyên viên tư vấn sáng tạo và trình bày sản phẩm; Người làm công tác giảng dạy liên quan đến thiết kế và mỹ thuật; Trang trí không gian; Thiết kế tương tác (thiết kế giao diện cho sản phẩm); Thiết kế quảng bá sản phẩm;…

Khoa Mỹ thuật công nghiệp tổ chức Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Mỹ thuật ứng dụng tháng 12/2022- Thời gian: Từ 08:00 CHỦ NHẬT ngày 11/12/2022- Địa điểm: Phòng D708 – ĐH Tôn Đức Thắng (19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, Q7)Danh sách học viên tham gia bảo vệ Luận văn thạc sĩ:

Lý luận chính trị; Khoa học xã hội; Quốc phòng – An ninh.

- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương về pháp luật, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng;

- Hiểu biết những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội để có thể thiết kế những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ, văn hóa và kinh tế cao;

- Hiểu, biết và vận dụng các kiến thức Quốc phòng toàn dân & An ninh nhân dân.

- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình;

- Biết phân tích, ứng dụng và đánh giá;

- Nắm vững những kiến thức cơ bản về vẽ mỹ thuật, về thẩm mỹ, về bố cục thị giác và xử lí hình ảnh;

- Hiểu rõ về phương pháp nghiên cứu, phương pháp thiết kế, phương pháp lập kế hoạch để phát triển ý tưởng cho sản phẩm.

- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình;

- Biết phân tích, ứng dụng và đánh giá.

- Có những hiểu biết về thị hiếu thẩm mỹ, về lịch sử mỹ thuật, lịch sử sản phẩm, thị trường tiêu dùng… để từ đó có những thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng;

- Nắm vững kiến thức về sản phẩm công nghiệp và các quy trình sản xuất sản phẩm công nghiệp- từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng;

- Có khả năng đưa ra phương án tối ưu về thẩm mỹ;

- Có năng lực thiết kế dựa trên hiểu biết về kỹ thuật và vật liệu nhằm thiết kế các sảnphẩm mang lại giá trị sử dụng.

- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình;

- Phân tích, biết ứng dụng và đánh giá/ tự đánh giá; ứng biến với tình huống đặt ra;

- Phân tích, biết ứng dụng và đánh giá/ tự đánh giá;

- Phân tích, biết ứng dụng và đánh giá/ tự đánh giá; ứng biến với tình huống đặt ra.

- Cử nhân Thiết kế công nghiệp (hay còn gọi là Thiết kế Tạo dáng, Thiết kế sản phẩm công nghiệp) có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lãnh vực được đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, người học có  thể tự tin chọn lựa các hướng: đi chuyên sâu thiết kế sản phẩm theo vật liệu (đồ gỗ, đồ gốm, đồ da…) hoặc thiết kế sản phẩm theo dòng sản phẩm (đồ chơi, đồ nội thất, trang sức, trang thiết bị gia dụng…). Sinh viên được đào tạo kết hợp kĩ năng phát triển ý tưởng (kĩ năng tư duy) và kĩ năng chế tác sản phẩm (kĩ năng thực hành) nên có khả năng làm việc trong môi trường phát triển sản phẩm đa dạng;

- Có kỹ năng tự cập nhật kiến thức để làm việc trong môi trường thiết kế (design) chuyên nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới;

- Có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế 2D, 3D làm công cụ thể hiện và trình bày ý tưởng;

- Biết ứng dụng và ứng biến tùy lĩnh vực, tùy thời điểm;

- Tự cập nhật nhanh và hiệu quả;

- Biết ứng dụng và ứng biến tùy lĩnh vực, tùy thời điểm.

- Kỹ năng tự học, nghiên cứu, tổng hơp, phân tích thông tin về các lĩnh vực: văn hóa, kinh tế, xã hội…

- Kỹ năng đàm phán, thuyết trình,

- Kỹ năng viết báo cáo, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu;

- Kỹ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập tùy tình huống yêu cầu;

- Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội: bơi liên tục được 50m; chơi tốt tối thiểu 1 môn thể thao;

Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học. Có khả năng ứng dụng  trong quá trình học tập và sinh hoạt;

- Biết ứng dụng và ứng biến tùy lĩnh vực, tùy thời điểm.

- Khóa 19 trở về trước: TOEIC 500 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

- Khóa 20: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc và nghiên cứu

-  Chứng chỉ tin học MOS quốc tế.

- Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;

- Sử dụng hiệu quả các phần mềm thiết kế chuyên ngành (Photoshop, Illustrator, AutoCAD, SolidWorks, Rhinoceros).

- Chứng chỉ còn thời hạn giá trị;

- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu các môn học có sử dụng các phần mềm.

- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp;

- Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của nhà thiết kế trong việc tạo ra những sản phẩm công nghiệp có giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phục hưng và bảo tồn văn hóa của đất nước thông qua bản sắc thể hiện trên sản phẩm;

- Có tinh thần cầu tiến, học hỏi, có năng lực giải quyết công việc thực tế;

- Vận dụng tốt các kiến thức chuyên môn để xây dựng, định hướng, nâng cao trình độ thẩm mỹ của người tiêu dùng thông qua các sản phẩm công nghiệp.

Được người hướng dẫn kiểm tra qua quá trình học tập, đồ án và khóa luận tốt nghiệp và được đánh giá đạt yêu cầu, có thái độ chuẩn mực.

- Có ý thức tham gia các công tác xã hội, đoàn thể;

- Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần sáng tạo và làm việc vì cộng đồng.

Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng (qua điểm rèn luyện của sinh viên, qua bằng khen, giấy chứng nhận... tham gia các hoạt động của sinh viên).

Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp

Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng bằng cấp đã có

- Nhà thiết kế tạo dáng sản phẩm (Industrial/ Product Designer),  giám đốc sáng tạo (Creative Director) tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế;

- Tạo lập công ty/ thương hiệu riêng để sản xuất, chế tác một dòng sản phẩm bất kì, hoặc lập công ty/ thương hiệu riêng để tư vấn và đưa giải pháp thiết kế (Design Consultant);

- Nhà thiết kế tự do (Freelance designer);

- Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu liên quan.

-Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.

Kết quả điều tra tình hình công việc sinh viên sau thời điểm tốt nghiệp 1-2 năm

Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thuộc nhóm ngành mỹ thuật, thiết kế (hoặc liên quan đến thiết kế) trong và ngoài nước.

- Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thiết kế (hoặc liên quan đến thiết kế) như: chuyên sâu về vật liệu, ergonomics, kĩ thuật chế tác một dòng sản phẩm bất kì; chuyên sâu về quản lí thiết kế, nâng cao khả năng tư duy thiết kế (design thinking)…

- Kết quả đồ án tốt nghiệp; - Số liệu tích lũy qua nhiều năm về cựu sinh viên.

Thiết kế công nghiệp là một ngành học được dự đoán sẽ phát triển trong tương lai khi mà nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày một khắt khe hơn.

Nếu bạn thấy quan tâm ngành học này thì hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Thiết kế công nghiệp

Thiết kế công nghiệp (Mã ngành: 7210402) được xếp trong nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng, sử dụng tri thức về lĩnh vực khoa học công nghệ, mỹ thuật nhằm cải thiện tính thẩm mỹ, chức năng sử dụng của sản phẩm.

Đối tượng của ngành Thiết kế công nghiệp là những sản phẩm công nghiệp bao gồm những sản phẩm khác nhau như các loại máy móc, thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị cầm tay, loa, đài, sản phẩm ý tế, máy móc công nghiệp.…

Khi học ngành Thiết kế công nghiệp sinh viên sẽ được trang bị kiến thức:

2. Các trường đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp

3. Các khối xét tuyển ngành Thiết kế công nghiệp

4. Chương trình đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Thiết kế công nghiệp phía trên. Công việc ngành Thiết kế công nghiệp bao gồm:

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Thiết kế công nghiệp. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.