Nhà Quốc Hội Lào Bảo Nhiều Tiến

Nhà Quốc Hội Lào Bảo Nhiều Tiến

Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (tiếng Lào: ປະທານ ສະພາແຫ່ງຊາດ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ) còn được gọi là Chủ tịch Quốc hội Lào (tiếng Lào: ປະທານ ສະພາແຫ່ງຊາດ ລາວ) là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội Lào. Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội và có cùng nhiệm kỳ với Quốc hội cùng khóa. Chủ tịch Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ Lào, làm việc theo chế độ chuyên trách. Chủ tịch Quốc hội mỗi khóa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới.

Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (tiếng Lào: ປະທານ ສະພາແຫ່ງຊາດ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ) còn được gọi là Chủ tịch Quốc hội Lào (tiếng Lào: ປະທານ ສະພາແຫ່ງຊາດ ລາວ) là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội Lào. Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội và có cùng nhiệm kỳ với Quốc hội cùng khóa. Chủ tịch Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ Lào, làm việc theo chế độ chuyên trách. Chủ tịch Quốc hội mỗi khóa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới.

Các trường đào tạo Marketing nổi tiếng ở Nhật

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới nên chúng ta cũng dễ hiểu khi họ có những trường đào tạo có thứ hạng cao trên thế giới.

(Top 15 trường đào tạo kinh tế hàng đầu Nhật Bản, cập nhật tháng 2 năm 2016)

Chi phí học Marketing ở Nhật Bản

Đối với ngành này, đây không phải là ngành học đặc thù nên học phí hay chi phí bổ sung không có gì đặc biệt. Bạn có nhu cầu tìm hiểu, hãy vào website của trường để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin học chuyên môn ở Nhật đầy đủ thông tin nhật, cụ thể với từng trường, chi tiết nhất.

Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (Nghị định số 100/2024/NĐ-CP), từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm. Mức lãi suất mới này được điều chỉnh nhằm đảm bảo tính bền vững của chương trình cho vay và giảm tải gánh nặng ngân sách nhà nước.

Cân nhắc từ nhiều góc độ Nghị định số 100/2024/NĐ-CP đã có một loạt thay đổi liên quan đến việc cho vay nhà ở xã hội. Một trong những thay đổi đáng chú ý là lãi suất cho vay được điều chỉnh theo mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Mức lãi suất nợ quá hạn cũng được quy định là 130% so với lãi suất cho vay thông thường. Điều này có nghĩa rằng, với lãi suất cho vay hộ nghèo hiện tại là 6,6%/năm, lãi suất cho vay nhà ở xã hội tại NHCSXH đã tăng thêm 1,8% so với trước đây. Theo ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH, mức lãi suất cho vay này đã được cơ quan có thẩm quyền tổng kết, đánh giá, tính toán kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng Nghị định của Chính phủ; dự thảo Nghị định đã được lấy ý kiến tham gia rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương, người dân để hoàn thiện, thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành theo quy định. Đánh giá về những điều chỉnh mới, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định rằng, việc phê duyệt mức lãi suất 6,6%/năm đã được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bảo cân đối nhiều yếu tố. Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, chính sách này cần nhìn nhận từ góc độ ổn định và dài hạn, với thời hạn vay lên đến 25 năm. Theo báo cáo của NHCSXH, tính đến ngày 31/7/2024, sau gần 10 năm triển khai thực hiện cho vay nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, NHCSXH đã giải ngân được 20.894 tỉ đồng cho hơn 49.000 khách hàng, dư nợ đạt 17.263 tỉ đồng với gần 46.000 khách hàng đang còn dư nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách về nhà ở xã hội đã giúp hơn 49.000 người thu nhập thấp, công nhân cùng gia đình có nhà ở xã hội và góp phần xây dựng hơn 49.000 căn nhà ở, ổn định “an cư, lạc nghiệp”, yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế. Xem xét điều chỉnh phù hợp thực tiễn

Mức lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân được tính toán kỹ lưỡng nhằm duy trì tính bền vững của chương trình và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Nhấn mạnh sự cần thiết của một chính sách ổn định trong dài hạn, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng mức lãi suất 6,6%/năm là tương đối hấp dẫn và cần cố định mức lãi suất này trong nhiều năm để tạo sự ổn định cho người vay. TS. Nguyễn Trí Hiếu lấy ví dụ về lãi suất vay mua nhà tại Mỹ, nơi mức lãi suất lên đến 7,5%/năm nhưng được cố định trong suốt 30 năm, giúp người vay có thể lên kế hoạch tài chính dài hạn mà không lo ngại về sự biến động của lãi suất. Trước những ý kiến đa chiều liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận khẳng định, với vai trò là đơn vị triển khai thực hiện cho vay, NHCSXH sẽ tiếp thu các ý kiến để báo cáo các bộ, ngành liên quan, từ đó báo cáo trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. NHCSXH cũng cam kết tiếp tục tập trung triển khai thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, trong đó có quy định về lãi suất cho vay.   Gần 6,8 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo NHCSXH là loại hình ngân hàng chính sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. NHCSXH được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHCSXH, Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH. Trong đó, hoạt động của NHCSXH là cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. NHCSXH thực hiện cho vay theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về: Đối tượng vay vốn, điều kiện vay vốn, mức vốn cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay... Trong suốt hơn 20 năm hoạt động, NHCSXH đã không ngừng hoàn thiện và triển khai thành công mô hình tổ chức quản trị, điều hành và đã tiếp nhận, quản lý an toàn, hiệu quả nguồn vốn tín dụng, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, góp phần vào thực hiện thắng lợi các Chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và bảo đảm an sinh xã hội. Đến hết ngày 31/7/2024, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 373.010 tỉ đồng, tổng dư nợ đạt 350.822 tỉ đồng với gần 6,9 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ gần 6,8 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho hơn 7,2 triệu lao động (trong đó, gần 145 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài), hỗ trợ gần 4 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, giúp mua hơn 90 nghìn máy tính, thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên, xây dựng gần 20 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng gần 731 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, gần 2 nghìn doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động. Việt Hải NHCSXH

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến CHDCND Lào trên cương vị mới nhằm cụ thể hóa Thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước Việt Nam - Lào, khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta luôn dành ưu tiên cao nhất và coi trọng việc phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện của Việt Nam đối với công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào; đồng thời thể hiện sự tin cậy, gắn bó giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như giữa cá nhân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane.

Thời gian qua, cùng với đà phát triển tốt đẹp của quan hệ hai Đảng, hai nước, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào không ngừng được củng cố và phát triển. Hai bên đã duy trì hợp tác chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả, đóng góp quan trọng vào tổng thể quan hệ giữa hai nước. Hai bên đang tích cực phối hợp triển khai Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào đã ký vào tháng 5/2022. Quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội tiếp tục được thúc đẩy triển khai đồng bộ, hiệu quả, đóng góp quan trọng vào tổng thể quan hệ giữa hai nước thông qua trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, tọa đàm trong công tác lập pháp, giám sát góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch.

Bên cạnh đó, hai bên duy trì trao đổi đoàn cấp cao, trao đổi kinh nghiệm công tác, giao lưu cấp Ủy ban, giữa các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị hai nước. Đặc biệt, Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ nhất diễn ra tại Lào vào tháng 12/2023 là bước tiến quan trọng, nâng tầm hợp tác giữa 3 Cơ quan lập pháp lên mức cao nhất, góp phần hoàn thiện cơ chế hợp tác cấp cao 3 nước ở cả kênh Đảng, Chính phủ và Quốc hội.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tác động sâu sắc đến các nước, trong đó có Việt Nam và Lào, sự đoàn kết và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quốc hội Việt Nam và Lào là yếu tố khách quan, quy luật lịch sử, một trong những nguồn sức mạnh to lớn nhất và có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước, góp phần giữ gìn và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng thể hiện sự tin cậy, gắn bó giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước; đánh giá kết quả hợp tác giữa hai Đảng, hai nước, nhất là hợp tác giữa hai Quốc hội trong thời gian qua; trao đổi phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội thời gian tới; trao đổi về một số tình hình nổi bật của khu vực và thế giới hai bên cùng quan tâm.

Đặc biệt, chuyến thăm chính thức lần này diễn ra ngay trước thềm Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 mà Lào là nước chủ nhà. Đại hội đồng AIPA-45 diễn ra trong bối cảnh ASEAN tiếp tục dành ưu tiên cao củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng, nỗ lực hoàn tất các Kế hoạch tổng thể 2025, cùng với đó, xây dựng 04 Chiến lược hợp tác về chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và kết nối cho giai đoạn tiếp theo trên cơ sở các định hướng của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, hướng đến “ASEAN tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm”.

Trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, với chủ đề của năm “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”, Lào phát huy vai trò dẫn dắt, đưa vào triển khai các sáng kiến hợp tác trên ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, đạt nhiều kết quả tích cực. ASEAN tiếp tục là điểm sáng về kinh tế với dự báo tăng trưởng năm 2024 là 4.6% và năm 2025 là 4.8%, vượt xa mức trung bình của thế giới. Tăng cường kết nối và liên kết giữa các nền kinh tế, ASEAN quyết tâm đẩy nhanh đàm phán các Hiệp định cả nội khối và giữa ASEAN với các đối tác. Hợp tác văn hóa - xã hội được tăng cường, chú trọng ứng phó các thách thức đang nôi lên như biến đổi khí hậu, môi trường, hướng mạnh vào các nhóm dễ bị tổn thương với nhiều hoạt động có ý nghĩa, ưu tiên tái cơ cấu chiến lược thu hẹp khoảng cách phát triển.

Trong bối cảnh đó, việc Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta tham dự AIPA-45 có ý nghĩa quan trọng, một mặt thể hiện sự tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam cùng nghị viện các nước thành viên củng cố vai trò trung tâm, sự đoàn kết và thống nhất trong ASEAN, đẩy mạnh sự hợp tác nội khối, mở rộng quan hệ nhiều mặt với nghị viện các nước trong và ngoài khu vực; phát huy trách nhiệm, vai trò của AIPA đối với hòa bình, ổn định và phát triển, đồng thời đưa ra nhiều sáng kiến có giá trị nhằm chia sẻ và hỗ trợ chính phủ các nước ASEAN giải quyết những vấn đề ưu tiên của khu vực. Mặt khác, thông qua việc chủ động, tích cực tham gia đóng góp thực chất vào nội dung của AIPA thể hiện sự ủng hộ của Quốc hội Việt Nam đối với Quốc hội Lào đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế trong năm 2024, trong đó có đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch ASEAN/AIPA và tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA-45.

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta tiếp tục củng cố thêm lòng tin chiến lược, mở rộng hợp tác nghị viện giữa hai nước, mà còn thể hiện việc tiếp tục triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nâng tầm đối ngoại đa phương; khẳng định vai trò của Quốc hội Việt Nam, chủ động, tích cực đóng góp thực chất vào nội dung của AIPA; ủng hộ Lào trên cương vị Chủ tịch AIPA; cùng các Nghị viện thành viên AIPA củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, đẩy mạnh quan hệ giữa AIPA và các đối tác; tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội thành viên và Quan sát viên của AIPA.

Chúng ta tin tưởng chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự AIPA-45 lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta sẽ thành công tốt đẹp, góp phần củng cố tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quốc hội và nhân dân hai nước, đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có trên thế giới./.