Tên của Hội Thánh mà Đấng Christ đã lập ra trên trái đất này vào 2000 năm trước là Hội Thánh của Đức Chúa Trời (I Côrinhtô 1:2, 11:22, Galati 1:13). Hội Thánh của Đức Chúa Trời cũng được gọi là Siôn (Hêbơrơ 12:22, Khải Huyền 14:1). Khi dò xem Siôn là nơi như thế nào thì có thể hiểu lý do chúng ta gọi Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Siôn.
Tên của Hội Thánh mà Đấng Christ đã lập ra trên trái đất này vào 2000 năm trước là Hội Thánh của Đức Chúa Trời (I Côrinhtô 1:2, 11:22, Galati 1:13). Hội Thánh của Đức Chúa Trời cũng được gọi là Siôn (Hêbơrơ 12:22, Khải Huyền 14:1). Khi dò xem Siôn là nơi như thế nào thì có thể hiểu lý do chúng ta gọi Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Siôn.
Siôn phần linh hồn là nơi ngự của Đức Chúa Trời cho đến đời đời. Đây là nơi phước lành của sự sống đời đời được ban cho người dân vốn bị định phải chết.
“Vì Đức Giêhôva đã chọn Siôn; Ngài ước Siôn làm nơi ở của Ngài; Đây là nơi an nghỉ ta đời đời; Ta sẽ ngụ ở đây, vì ta có ước ao như thế.” Thi Thiên 132:13-14
“Lại khác nào sương móc Hẹtmôn Sa xuống các núi Siôn; Vì tại đó Đức Giêhôva đã ban phước, tức là sự sống cho đến đời đời.” Thi Thiên 133:3
Sự sống đời đời là phước lành chỉ có thể được ban cho khi Đức Chúa Jêsus đến (Giăng 10:10). Lời rằng “Người dân nhận sự sống đời đời trong Siôn” là lời tiên tri cho biết Đức Chúa Jêsus sẽ đến trái đất này và dựng nên Siôn phần linh hồn. Bởi vậy vào thời đại Tân Ước, chúng ta phải đi đến Siôn nếu muốn gặp Đức Chúa Trời và nhận lãnh phước lành của sự sống đời đời. Đấng tiên tri Êsai đã tiên tri rằng Siôn phần linh hồn là nơi Đức Chúa Trời ngự, nơi ban sự tha tội và là nơi giữ các kỳ lễ trọng thể.
“Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta! Mắt ngươi sẽ thấy Giêrusalem, là chỗ ở yên lặng, là trại sẽ không dời đi nữa, các nọc nó chẳng hề nhổ lên, chẳng có một cái dây nào đứt! Vì Đức Giêhôva sẽ ở đó với chúng ta trong sự oai nghi, là nơi có sông ngòi rất rộng, không thuyền chèo đi lại, chẳng tàu lớn vượt qua. Thật, Đức Giêhôva là quan xét chúng ta, Đức Giêhôva là Đấng lập luật cho chúng ta, Đức Giêhôva là vua chúng ta; chính Ngài sẽ cứu chúng ta!… Kẻ ở trong nó sẽ được tha tội.” Êsai 33:20-24
Siôn được nhắc đến ở trên đồng nhất với Siôn phần linh hồn mà Đấng Christ đã dựng nên, ngự và trị vì theo như đã được tiên tri trong sách Thi Thiên khi Ngài đến với tư cách là vua Đavít. Siôn được miêu tả là nơi giữ các kỳ lễ trọng thể, có nghĩa rằng Đức Chúa Jêsus là vua Đavít sẽ lập nên Hội Thánh giữ các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời.
Trên thực tế, Đức Chúa Jêsus đã lập các kỳ lễ trọng thể của giao ước mới vì sự cứu rỗi của chúng ta.
Mỗi năm, trong quá trình tuyển dụng giáo viên ở Phần Lan, chỉ có khoảng 10% ứng viên ở vị trí hàng đầu mới được chọn làm giáo viên chính thức. Điều này cho thấy việc trở thành giáo viên ở Phần Lan không phải là chuyện dễ dàng. Do đó, nghề giáo viên luôn được xem trọng và có vị thế cao trong xã hội, tương đương với các nghề bác sĩ hoặc luật sư.
Dù có thu nhập cao nhưng giáo viên ở Phần Lan không phải làm việc quá nhiều so với các quốc gia phát triển khác. Thông thường, họ chỉ dành khoảng 4 đến 5 tiếng mỗi ngày để giảng dạy. Thời gian còn lại được dùng để tham gia họp giao ban, lập kế hoạch giảng dạy với các đồng nghiệp, hoặc gặp gỡ các đối tác để nâng cao chất lượng bài giảng.
Đặc biệt, giáo viên tại Phần Lan được khuyến khích tự do sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, miễn là phù hợp với mục tiêu đào tạo. Họ không bị ràng buộc bởi các quy chuẩn đánh giá năng lực học sinh qua các bài kiểm tra chuẩn mực mà có thể tự xây dựng các tiêu chí đánh giá khác. Với những điều này, không ngạc nhiên khi nghề giáo viên luôn là lựa chọn được nhiều người ở Phần Lan mong muốn theo đuổi và dấn thân vào.
Trên đây là những thông tin liên quan đến giáo dục Phần Lan. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất.
Ngày 7-12, nguồn tin phóng viên Báo Người Lao Động cho biết UBND huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai đã xử lý đối với các sai phạm tại Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông. Trong đó, đáng chú ý là việc giáo viên không đứng lớp mà thuê người khác dạy thay vẫn được nhà trường chi trả lương và các khoản phụ cấp.
Trước đó, Chủ tịch UBND huyện Chư Pah đã thành lập đoàn kiểm tra các thông tin phản ánh Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông có nhiều sai phạm.
Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra, ông Rơ Châm Thom – giáo viên tại trường – trình bày từ tháng 9-2022 đến tháng 12-2023, ông không đi dạy mà nhờ 2 người có trình độ sư phạm dạy thay các lớp mình phụ trách. Trong đó, năm học 2022-2023, ông nhờ bà Bùi Thị Hường dạy thay lớp 5B, năm học 2023-2024 nhờ bà Trần Thị Tâm dạy thay lớp 1B.
Ông Rơ Châm Thom, giáo viên Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông, thuê người thay mình đứng lớp nhưng vẫn được chi trả đầy đủ các chế độ
Hằng tháng, ông Thom nhờ ông Trần Văn Tĩnh, hiệu trưởng nhà trường, trả tiền cho 2 người trên từ 6,5 – 6,8 triệu đồng. Ông Thom cũng đưa thẻ ATM, mật khẩu của mình cho ông Tĩnh.
Ông Thom còn đề nghị kiểm tra việc trả tiền của ông Tĩnh cho 2 cô giáo, vì số tiền thực tế hiệu trưởng trả cho 2 cô bao nhiêu thì ông không biết.
Tuy nhiên, trong các buổi làm việc ngày 22-1, 22-5 và 29-5, ông Thom lại nói bản thân hay đau ốm nên nhờ ông Tĩnh giới thiệu giáo viên dạy thay. Ông đã gặp trực tiếp bà Hường, bà Tâm để thỏa thuận việc dạy thay. Tháng 9-2022, ông Thom đưa 6,5 triệu đồng, nhờ ông Tĩnh trả tiền cho cô Tâm. Cô đã nhận 6 triệu đồng, ông Tĩnh trả lại ông Thom 500.000 đồng.
Từ tháng 10-2022 đến tháng 5-2023, ông Thom trực tiếp trả tiền cho cô Tâm với số tiền 6 triệu đồng/tháng. Riêng tháng 12-2023, ông đưa thẻ, mật khẩu và nhờ cô Hường rút hết tiền. Ông Thom đã trả 24 triệu đồng tiền công dạy 3 tháng cho cô Hường, số tiền còn lại ông giữ.
Theo ông Thom, trong thời gian xin nghỉ dạy, ông đã trao đổi với hiệu trưởng, hiệu phó nhà trường và thông qua cuộc họp của hội đồng trường. Nguyện vọng của ông là được nghỉ việc hưởng chế độ.
Đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Thom cung cấp thông tin, tài liệu liên quan việc khám chữa bệnh từ tháng 9-2022 đến tháng 12-2023 nhưng ông không cung cấp được vì “đi chữa bệnh tại nhà thầy mo”, không có hồ sơ!
Trong khi đó, cô Trần Thị Tâm và cô Bùi Thị Hương cho hay ông Thom đã liên hệ, đề nghị họ dạy thay. Sau đó, họ đã liên hệ hiệu trưởng nhà trường và được đồng ý. Trong quá trình họ dạy học, ông Thom có mặt tại lớp, chỉ nghỉ vào những ngày bị ốm (?).
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Trần Văn Tình trình bày được các giáo viên báo cáo việc dạy học của ông Thom không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, ông Thom là người đồng bào dân tộc thiểu số, từng đi đầu trong công tác xóa mù chữ. Do đó, nhà trường muốn kéo dài thời gian công tác để ông Thom được hưởng chế độ nghỉ một lần. Hiệu trưởng cùng tập thể giáo viên đã đồng ý để ông Thom thuê người dạy thay, ông vào lớp hỗ trợ.
Theo kế toán Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông, ông Thom không có đơn xin nghỉ dạy, cũng không có văn bản nào thể hiện việc ông nghỉ việc. Vì vậy, kế toán vẫn tham mưu thủ trưởng đơn vị chi trả chế độ cho ông Thom.
Đoàn kiểm tra của huyện Chư Pah kết luận ban giám hiệu, giáo viên Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông đồng thuận cho ông Rơ Châm Thom thuê người dạy thay từ tháng 9-2022 đến tháng 12-2023 nhưng vẫn được nhà trường chi trả các chế độ là sai quy định.