Anh đề xuất tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) Brexit sau 45 năm chung sống (1973-2018). Đây là lời chia tay chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của EU. Trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 – 2017), EU chỉ kết nạp thành viên mới và chưa từng chứng kiến cuộc “ly hôn” nào. Báo Điện tử Vox (Mỹ) phân tích, Anh rời khỏi EU bởi 5 lý do căn bản sau:
Anh đề xuất tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) Brexit sau 45 năm chung sống (1973-2018). Đây là lời chia tay chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của EU. Trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 – 2017), EU chỉ kết nạp thành viên mới và chưa từng chứng kiến cuộc “ly hôn” nào. Báo Điện tử Vox (Mỹ) phân tích, Anh rời khỏi EU bởi 5 lý do căn bản sau:
Hàn Quốc là một quốc gia được biết đến thông qua văn hóa ẩm thực rất phong phú và hấp dẫn. Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món Kimchi, món ăn được làm từ nhiều loại rau muối như cải bắp, củ cải, hành xanh và dưa chuột. Ngoài ra, canh rong biển, cơm cuộn rong biển, cơm trộn, mì lạnh, mì đen, gà hầm sâm hay món bánh gạo sốt cay, chả cá thường được bán trên các đường phố,… cũng là những món ăn rất đặc trưng của xứ Hàn. Bên cạnh đó Hàn Quốc không chỉ có Seoul hay đảo Jeju mà còn rất nhiều những nơi tuyệt đẹp khác như pháo đài Namhansanseong, cung Changgyeonggung, đầm lầy Upo, hồ Soyang,... và còn rất nhiều danh lam thắng cảnh để bạn tham quan và tìm hiểu về văn hóa và con người nên đây. Tags: vì sao em muốn đi du học hàn quốc, tại sao em lại muốn đi du học hàn quốc, vì sao bạn muốn đến hàn quốc, tại sao không nên đi du học hàn quốc, phỏng vấn du học hàn quốc, bản kế hoạch học tập du học hàn quốc, tại sao bạn thích hàn quốc, tại sao nên đi du lịch hàn quốc
25% sinh viên Trung Quốc bị đuổi khỏi các đại học Mỹ, nét chung của họ là điểm đầu vào cao ngất ngưởng nhưng khi vào không thể theo kịp.
Nói về việc du học sinh bị trục xuất, nhiều phụ huynh trước tiên sẽ nghĩ đó là do gian lận trong thi cử, học tập hoặc không tuân thủ luật pháp nước sở tại. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều "sinh viên xuất sắc" bị trục xuất khỏi trường Mỹ, thậm chí còn có xu hướng tăng trong những năm gần đây, lý do vì không thể theo kịp cách giáo dục của Mỹ.
Hai câu chuyện sau đây không chỉ cho thấy một số thiếu sót của hệ thống giáo dục, mà còn cảnh báo những phụ huynh và du học sinh không thể nghỉ ngơi sau khi được vào trường danh tiếng.
Điểm cao, được nhận vào Đại học California, một năm treo 8 môn
Li Yan, học một trường cấp 3 ở Trùng Khánh, được nhận vào ngành Kinh tế tại Đại học California (Los Angeles) với điểm SAT là 2.230 (SAT là bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học tại Mỹ). Tuy nhiên, tháng 5/2017, cậu đã bị trường cho thôi học và chuyển sang một trường địa phương.
Luận văn, bài tập nhóm, bài giảng, bài kiểm tra viết cuối kỳ và các yếu tố quyết định liệu Li Yan có thể tốt nghiệp hay không, đều là những trở ngại của cậu.
Thống kê có 25% sinh viên Trung Quốc bị đuổi khỏi đại học ở Mỹ, do không theo kịp được cách học ở đây, trong đó trở ngại lớn nhất vẫn là ngôn ngữ. Ảnh: Asia.
Trên Aboluowang, Li cho biết quyết định ra nước ngoài vào năm lớp 11. Vì thời gian chuẩn bị muộn và SAT là ưu tiên hàng đầu ở Mỹ, nên Li đã tham gia một lớp đào tạo cấp tốc tại Trùng Khánh. Mỗi ngày Li dành ít nhất 10 giờ để hoàn thành các câu hỏi mô phỏng SAT khác nhau, cộng với thời gian để ôn tập TOEFL.
Trong hai năm cậu đã làm hơn 200 bài luận mô phỏng câu hỏi SAT. Cuối cùng, trong bài kiểm tra SAT tháng 3/2016, Li được 2.230 điểm, TOEFL 107 điểm, nhận được lời mời tới Đại học California.
Tuy nhiên, sau khi vào đây, Li Yan phát hiện bản thân gặp phải một loạt vấn đề. Đầu tiên cậu không làm nổi bài luận văn.
Tại Mỹ, giáo sư sẽ cho sinh viên biết các yêu cầu của bài luận văn. Kết quả bài luận chiếm 30% kết quả của cả học kỳ. Tuy nhiên, trong ấn tượng của Li Yan, lần đầu tiên lên lớp cậu không hiểu những gì giáo sư giảng, mặc dù những từ này đã được học qua, nhưng không thể nhớ kịp.
Thư viện là nơi để sinh viên truy cập thông tin. Thông thường, việc hoàn thành luận văn phải tham khảo từ hơn 20 đầu tài liệu. Học sinh Mỹ sẽ được tiếp xúc với bài luận từ khi còn học cấp 3. Tuy nhiên, vì Li Yan chưa bao giờ viết luận văn ở trường phổ thông nên không biết hướng bài luận như thế nào.
Li không thể làm việc nhóm. Bài tập nhóm thường bắt đầu sau nửa học kỳ, đó là truyền thống giáo dục phương Tây và chiếm 25% đánh giá chung, đòi hỏi sinh viên phải tự tìm nhóm, thực hiện nghiên cứu và cuối cùng hoàn thành bài phát biểu dài 30 phút.
Li Yan nghĩ rằng nó sẽ giống như học cấp 3, cô giáo sẽ chỉ định ghép nhóm với nhau. Vì vậy cậu cũng không để tâm việc này. Cho đến lúc giáo sư yêu cầu nộp danh sách các thành viên trong nhóm, Li Yan mới nhận ra mình phải tự tìm.
Một tuần sau, vì vẫn không ghép được nhóm, giáo sư chỉ có thể phân công cho Li. Đội của Li Yan gồm hai người Nhật và hai người Trung Đông, nhưng cậu vẫn không biết tên của mấy người kia do tính cách hướng nội của mình. Thông thường khi nhóm có thông tin gì, Li Yan đều là người biết cuối cùng, thậm chí có lúc họ còn không thông báo cho cậu, bởi những thành viên khác đều cho rằng người được giáo sư phân công thường là người kém cỏi.
Li gặp trở ngại môn diễn thuyết: Diễn thuyết dường như đã trở thành cơn ác mộng du học của Li, bởi cậu chưa bao giờ làm một bài phát biểu ở quê nhà, thậm chí còn chưa bao giờ trình bày một báo cáo bằng tiếng Anh.
"Để không làm xấu hình tượng trong mắt mọi người, tôi đã dành ít nhất một tháng chuẩn bị cho mỗi bài phát biểu và ghi nhớ nội dung vô số lần. Bài phát biểu đầu tiên của tôi có chủ đề quản lý. Tuy nhiên, sau phần giới thiệu, tôi đột nhiên quên mất nội dung", Li nói. Sau đó, cậu cũng từ bỏ bài viết cuối kỳ của môn kế toán vì cho rằng số lần treo môn đã vượt quá giới hạn.
Đến lúc này Li cho rằng mình hoàn toàn không phù hợp với việc học độc lập mà không có sự hướng dẫn của giáo sư. Lúc này trong đầu Li nhen nhóm suy nghĩ mô hình học ở đây có lẽ không phù hợp với mình.
Một buổi chiều thứ 2, Li Yan mở hộp thư thì thấy một email từ Trung tâm Sinh viên Đại học California. Sau khi mở nó ra, Li cảm thấy như bị "sét đánh". "Họ nói với tôi rằng tôi đã treo 8 trong số 9 bài kiểm tra của năm học này. Kết quả học tập không phù hợp với kết quả tuyển sinh. Tôi đã bị đình chỉ việc học tại Đại học California. Để tôi có thể đánh giá khả năng học tập của mình, họ đề nghị tôi chuyển sang trường địa phương trong một năm. Sau khóa đào tạo, làm lại bài kiểm tra đầu vào", Li Yan nói.
Thế là Li Yan chấm dứt giấc mơ đại học Mỹ của mình. Tóm tắt kinh nghiệm thất bại, Li cho biết: "Tôi cảm thấy mình không phải thất bại vì ngôn ngữ. Thực tế, nhiều người bạn Nhật Bản và Hàn Quốc chưa bao giờ gặp rào cản ngôn ngữ. Bởi vì họ luôn biết cách vào thư viện, tìm những thông tin họ cần và viết một bài báo mà giáo sư thích".
Wang Ya, Khoa Tài chính của Đại học Tứ Xuyên có điểm TOEFL là 103 và Gmat 720. Năm 2017, cậu nộp đơn nghiên cứu sinh cho 11 trường đại học Mỹ. Vào tháng 3/2018, 7 trường đại học hàng đầu của Mỹ bao gồm Johns Hopkins, Brandeis, Đại học Bách khoa Rensselaer, Đại học Boston và Đại học Tulane đã gửi yêu cầu phỏng vấn cho Wang.
Cuộc phỏng vấn qua điện thoại và video trực tuyến Skype. Nhưng cho đến nay, Wang Ya, vốn rất có niềm tin vào điểm thi của mình, đã không nhận được bất kỳ lời mời nhập học nào.
"Tôi cứ tự hỏi tại sao, nhưng không được giải thích lý do", Wang Ya nói. Tiếng Anh của cậu rất tốt, nhưng khi gặp một số vấn đề học thuật và từ vựng chuyên ngành của các giáo sư, cậu trở nên lúng túng. Khi được hỏi về khả năng giao tiếp thông thường của mình với người lạ, Wang Ya thẳng thắn nói rằng cha mẹ đều kỳ vọng vào kết quả học tập, nên chưa bao giờ cho cậu đến một nơi nào từ khi còn nhỏ và cậu không có nhiều kinh nghiệm giao tiếp với người lạ. "Đây cũng có thể là lý do khiến tôi bị từ chối." Wang nói.
Theo dữ liệu do Trường Ivy League công bố, tỷ lệ học sinh Trung Quốc bỏ học ở 14 trường đại học danh tiếng bao gồm Đại học Harvard, Đại học Yale, Đại học Cornell và Đại học Columbia là 25%. Đặc điểm chung của họ là tất cả đều là những thí sinh đạt điểm cao.
"Trường hợp của Li Yan là một minh chứng cho phương pháp giáo dục đề cao điểm thi không phải là tốt", nghiên cứu viết.
Lời khuyên của nghiên cứu này đối với các bạn trẻ là phải trau dồi và cải thiện khả năng tự học. Đối với cha mẹ, cần cố gắng hết sức để tạo điều kiện để trẻ trải nghiệm cuộc sống, tiếp xúc nhiều người.
Để tránh những vấn đề tương tự, từ góc độ của cha mẹ cần làm 3 điều:
- Điều chỉnh tâm lý, không chỉ xem kết quả điểm thi, mà còn xem xét liệu con mình có thể thích nghi với việc đi du học hay không.
- Chọn trường học dựa trên tính cách và sở thích của con.
- Ba tháng đầu sau khi ra nước ngoài đối với du học sinh rất quan trọng. Họ cần phải giao tiếp với người dân địa phương. Nếu con bạn có thể hòa nhập với môi trường ngôn ngữ địa phương trong ba tháng đó, thì không còn gặp phải nhiều trở ngại.
Thời điểm con bạn nhận được thông báo nhập học từ một trường danh tiếng mới chỉ là khởi đầu của con đường. Điều họ cần làm không phải ăn mừng, mà ngay lập tức lao vào học tiếng Anh. Điểm số có cao bao nhiêu, nhưng thực tế thì đòi hỏi cao hơn nhiều.
Có thể bạn đã học tiếng Anh ở nước của mình, ở trường trung học hay một trường ngôn ngữ tư thục. Đây là những cách bắt đầu rất tốt. Bước tiếp theo sẽ là đến một nước nói tiếng Anh để cải thiện vốn tiếng Anh cho bạn. Đây là cách học nhanh nhất! Bạn sẽ ở trong một môi trường nói tiếng Anh, nơi bạn được nghe và đọc tiếng Anh mỗi ngày, và bạn cần phải nói tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
Hệ thống giáo dục ở Mỹ thường được coi là “tiêu chuẩn vàng” trên khắp thế giới. Vì lý do này, nhiều sinh viên muốn học các chương trình đại học hoặc sau đại học ở Mỹ. Nếu muốn tiếp tục con đường học tập ở Mỹ, bạn cũng nên học tiếng Anh ở đó. Ngoài việc cải thiện tiếng Anh, bạn sẽ được học về đời sống và văn hóa Mỹ. Trước hết, nước Mỹ có thể trông sẽ không xa lạ hay khác biệt. Suy cho cùng, bạn đã nhìn thấy nước Mỹ qua phim ảnh và truyền hình. Thế nhưng đừng quá tin tưởng vào những gì bạn nghĩ mình đã biết! Việc sống ở một nước khác có thể rất nhiều thử thách. Điều này sẽ giúp bạn bắt đầu tìm hiểu về nước Mỹ, đồng thời tiếp tục thực hành tiếng Anh.
Mỹ là một nước lớn, và có hàng trăm chương trình tiếng Anh để chọn lựa. Chúng tôi sẽ giải thích sau về việc EnglishUSA có thể giúp bạn chọn chương trình như thế nào. Trước hết, đây là một số việc cần nghĩ đến khi chọn lựa.
Bạn muốn dạng khóa học nào? Có nhiều dạng khóa học khác nhau, do đó bạn cần chọn khóa học đáp ứng nhu cầu của mình. Có những khóa dạy tiếng Anh tổng quát, hay văn hóa Mỹ và Anh ngữ đàm thoại. Những khóa khác thì tập trung vào mục đích học thuật – nghĩa là, học ở trường đại học. Cũng có những chương trình dự bị đại học và “pathway” có thể giúp bạn khởi động cho việc học đại học.
Nếu muốn theo học tại một trường đại học của Mỹ, các em phải đạt được số điểm cao trong bài kiểm tra TOEFL hoặc IELTS, mặc dù một số trường đại học và cao đẳng vẫn chấp nhận cho các sinh viên hoàn thành chương trình ngôn ngữ Anh thay cho số điểm của bài kiểm tra. Bất kỳ khóa tiếng Anh nào mà bạn học – đặc biệt là những khóa tiếng Anh học thuật – đều sẽ giúp bạn cải thiện điểm kiểm tra. Đó là vì các khóa này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe, nói, đọc, viết – và đây chính là những kỹ năng mà bạn cần để đạt điểm cao trong các kỳ kiểm tra. Ngoài ra, có những khóa học dạy bạn về kỹ năng làm bài kiểm tra và cũng có thể giúp bạn đạt điểm tốt.
Ngoài tiếng Anh học thuật còn có những khóa học được thiết kế cho kinh doanh và các mục đích công việc khác, chẳng hạn như tiếng Anh ngành luật và tiếng Anh y khoa. Các chương trình gần đây ở Mỹ đã phát triển Anh ngữ cho các khóa học STEM (science, technology, engineering and math). Ngoài ra cũng có các khóa học và chương trình với mục đích giải trí – dành cho các sinh viên hứng thú với các chuyến đi khám phá nền văn hóa, yêu thích thể thao, v.v…
Bạn muốn ở đâu? Xem bản đồ nước Mỹ và suy nghĩ. Có những điểm khác biệt lớn giữa bờ Đông, bờ Tây, và Trung Mỹ. Cũng có những điểm khác biệt giữa miền bắc và miền nam của nước này. Hãy dùng internet để nghiên cứu một số nơi ở từng miền của đất nước mà bạn có thể thích.
Sau đó bạn có thể quyết định về quy mô của địa điểm mà mình muốn học. Bạn có thích những thành phố lớn, với giao thông nhộn nhịp hối hả và những tòa nhà chọc trời? Hay bạn thích thị trấn nhỏ, nơi có thể sẽ yên tĩnh hơn nhưng cũng dễ đi lại hơn? Các thành phố cỡ trung cũng mang đến những lợi thế của cả hai điều này. Khi nghĩ về việc này, bạn cũng nên cân nhắc các cơ hội văn hóa và giải trí ở từng nơi. Các thành phố thường có nhiều bảo tàng, nhưng thị trấn nhỏ thì có thể gần những vùng trượt tuyết! Hãy nghĩ về dạng lối sống mà bạn thích và điều gì quan trọng đối với bạn.
Nghĩ về chọn lựa nhà ở. Bạn sẽ sống ở đâu trong thời gian học tập? Hãy đảm bảo xem qua các dạng chỗ ở mà những chương trình tiếng Anh cung cấp. Có nhiều dạng khác nhau. Nếu chương trình được tổ chức trong khuôn viên trường, nhà trường có thể có ký túc xá hoặc căn hộ trong khuôn viên trường. Homestay (ở chung với gia đình bản địa) cũng rất phổ biến. Homestay cung cấp cơ hội thực hành tiếng Anh cho bạn trong một gia đình Mỹ và có thể giúp bạn hiểu về đời sống gia đình ở Mỹ. Những sinh viên khác thì thích căn hộ riêng hoặc chung, đây thường là chọn lựa kinh tế, đặc biệt là về lâu dài.
Những điểm cân nhắc khác là gì? Có hàng trăm chương trình tiếng Anh ở Mỹ và khác nhau rất nhiều về chi phí. Dĩ nhiên chi phí rất quan trọng, nhưng đây không nên là yếu tố chính để bạn chọn nơi học. Bạn có biết câu “tiền nào của nấy”? Câu này cũng có thể đúng đối với các chương trình tiếng Anh. Hãy đảm bảo bạn nghĩ về tất cả những tính năng của một chương trình khi đưa ra chọn lựa.
Một điểm cân nhắc khác chính là việc học tập trong tương lai của bạn. Nếu kế hoạch của bạn có bao gồm học đại học hay sau đại học ở Mỹ, khi ấy bạn nên học một trong những chương trình đặt tại khuôn viên một trường đại học – thậm chí có thể ở trường đại học mà bạn muốn học. Như đã đề cập trước đây, nhiều chương trình tiếng Anh cung cấp “cầu nối” hay “con đường” vào đại học. Mặt khác, nếu muốn cải thiện tiếng Anh cho mục đích công việc hay cá nhân, bạn có thể chọn một chương trình cho hầu như bất cứ điều gì mình thích!
EnglishUSA có thể trợ giúp như thế nào
Chúng tôi có hơn 400 thành viên chương trình EnglishUSA. Tất cả các chương trình này đều được công nhận hoặc đặt tại khuôn viên trường cao đẳng hay đại học được công nhận cấp vùng, nghĩa là đạt các tiêu chuẩn cao về chất lượng. Và điều này nghĩa là bạn có thể tin tưởng rằng họ sẽ cung cấp cho bạn giá trị xứng đáng đồng tiền. Bạn sẽ có được khóa học tiếng Anh chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cá nhân và giúp bạn vươn tới mục tiêu của mình!
Các chương trình thành viên EnglishUSA cung cấp chương trình Anh ngữ tổng quát cũng như Anh ngữ chuyên ngành cho mục đích học tập và công việc, luyện thi, văn hóa và hội thoại, cùng những mục đích cụ thể khác. Các chương trình này được tổ chức ở khuôn viên trường đại học và cao đẳng, cũng như những nơi ngoài khuôn viên trường ở khắp nước Mỹ, từ những địa điểm ở trung tâm náo nhiệt của các thành phố lớn đến thị trấn nhỏ ấm cúng. Bạn sẽ có nhiều chọn lựa nhà ở bao gồm ở tại trường, căn hộ bên ngoài trường cho sinh viên, và ở chung với gia đình bản địa. Các chương trình này cung cấp hàng loạt dịch vụ sinh viên bao gồm các cơ hội văn hóa và giải trí, tư vấn visa và cố vấn học tập.
Bạn có thể tìm chương trình trên trang web EnglishUSA, www.englishusa.org. Click Study English ở phía trên cùng của trang, sau đó dùng bản đồ tương tác và các câu hỏi khác để giúp tìm một chương trình phù hợp với bạn!
Chúc may mắn tìm được thông tin và hy vọng sớm gặp lại bạn tại một chương trình EnglishUSA
DollarDollar là tên gọi phổ biến nhất của các đồng tiền trên thế giới, được sử dụng ở nhiều nước như Mỹ, Australia, Canada, Fiji, New Zealand, Singapore...
Theo OxfordWords, từ “joachimsthal” trong ngôn ngữ Hạ Đức (Low German) có nghĩa là Thung lũng Joachim’s, một nơi từng là địa điểm khai mỏ bạc. Những đồng tiền xu được dập từ mỏ bạc này được gọi là “joachimsthaler”, sau đó được gọi ngắn gọn hơn là “thaler”, rồi cuối cùng đọc chệch thành “dollar”.
PesoTrong tiếng Tây Ban Nha, “peso” có nghĩa là “trọng lượng”.
LiraTên gọi đơn vị tiền tệ “lira” của Italy và Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ “libra”, một từ Latin có nghĩa là “pound” - một đơn vị đo lường trọng lượng.
MarkĐồng mark của Đức và đồng markka của Phần Lan trước kia có tên gọi xuất phát từ đơn vị đo lường trọng lượng. Hiện nay, cả hai quốc gia này đều sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro.
RialTừ Latin “regalis”, có nghĩa “hoàng gia”, là nguồn gốc tên gọi đơn vị tiền tệ “rial” của Oman và Iran.Tương tự, Qatar, Saudi Arabia, Yemen cũng đều sử dụng đơn vị tiền tệ là “riyal”. Trước khi dùng đồng euro, Tây Ban Nha cũng sử dụng đồng “reals”.
RandGiống như đồng dollar, tên gọi đồng “rand” của Nam Phi đến từ tên bằng tiếng Hà Lan của thành phố Nam Phi Witwatersrand - một nơi có nhiều vàng.
Nhân dân tệ (Yuan) Trung Quốc, Yên Nhật, và Won Hàn Quốc Chữ "圓” trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “tròn” hoặc “đồng xu hình tròn”. Chữ này là từ xuất phát tên gọi của Nhân dân tệ (Yuan), Yên, và Won.
CownNhiều nước vùng Scandinavia sử dụng đồng tiền có tên gọi xuất phát từ “corona”, một từ trong tiếng Latin có nghĩa là “vương miện”.Tên gọi đồng krona của Thụy Điển, krone của Nauy, krone của Đan Mạch, krona của Iceland, và kroon của Estonia (hiện nay đã bị thay thế bằng euro), và koruna của Cộng hòa Czech đều xuất phát từ cùng gốc Latin này.
DinarCác nước Jordan, Algeria, Serbia, và Kuwait đều gọi đồng tiền của mình là “dinar”. Tên gọi này đến từ một từ Latin là “denarius” - tên gọi một loại tiền xu bằng bạc sử dụng dưới thời đến chế La Mã cổ đại.
RupeeTừ “rupya” trong tiếng Sankrit của Ấn Độ có nghĩa là bạc đúc. Từ này là từ gốc cho tên gọi đơn vị tiền tệ rupee của Ấn Độ và Pakistan, cũng như rupiah của Indonesia.
Bảng AnhTên gọi pound (bảng Anh) có nguồn gốc từ một từ Latin “poundus” có nghĩa là “trọng lượng”. Các nước Ai Cập, Lebanon, Nam Sudan, Sudan và Syria cũng gọi đồng tiền của mình là pound.
RubleTên đơn vị tiền tệ ruble của Nga và Belarus được đặt theo một đơn vị đo lường trọng lượng dành cho bạc.
Zloty“Zloty” là từ tiếng Ba Lan dùng để chỉ những thứ làm bằng vàng.
ForintĐồng forint của Hungary có tên gọi xuất phát từ “fiorino”, một từ tiếng Italy chỉ một loại tiền xu bằng vàng của vùng Florence. Đồng xu vàng này có dập hình một bông hoa, mà bông hoa theo tiếng Italy là “fiore”.
RinggitVào thời những đồng xu còn được làm bằng kim loại quý, kẻ gian thường gọt một phần nhỏ của nhiều đồng xu, rồi gộp phần kim loại thu được để làm đồng xu mới.Để chống lại tình trạng này, các quốc gia bắt đầu dập đồng xu có cạnh răng cưa. Trong tiếng Malaysia, từ “ringgit” có nghĩa là răng cưa, đồng thời cũng là tên gọi đơn vị tiền tệ của nước này.