Hướng Dẫn Khai Thủ Tục Hải Quan

Hướng Dẫn Khai Thủ Tục Hải Quan

Doanh nghiệp tiến hành khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu cùng với tờ khai nhập khẩu hàng hóa mở trên Hệ thống VNACCS. Trong trường hợp phải áp dụng phương pháp khác với phương pháp trị giá giao dịch, việc tính toán cụ thể trị giá theo từng phương pháp phải thực hiện trên tờ khai trị giá riêng.

Doanh nghiệp tiến hành khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu cùng với tờ khai nhập khẩu hàng hóa mở trên Hệ thống VNACCS. Trong trường hợp phải áp dụng phương pháp khác với phương pháp trị giá giao dịch, việc tính toán cụ thể trị giá theo từng phương pháp phải thực hiện trên tờ khai trị giá riêng.

II. Khi nào phải khai trị giá hải quan?

Khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải tiến hành khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu đó, trừ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

- Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

- Hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch theo hướng dẫn tại Điều 6 của Thông tư 39/2015/TT-BTC; đồng thời, đã khai đủ thông tin trị giá hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của Hệ thống VNACCS và Hệ thống đã tự động tính trị giá hải quan.

- Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hoặc không có hóa đơn thương mại.

IV. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan

1. Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan căn cứ trên hồ sơ hải quan, các chứng từ tài liệu có liên quan, thực tế hàng hóa.

2. Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải quan thông báo, đề nghị doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng theo quy định. Nếu doanh nghiệp khai bổ sung trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định. Quá thời hạn mà doanh nghiệp không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.

3. Trường hợp nghi vấn về trị giá khai báo, cơ quan hải quan thông báo cơ sở nghi vấn, mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan dự kiến xác định và giải phóng hàng hóa theo quy định, doanh nghiệp thực hiện tham vấn với cơ quan hải quan nhằm làm rõ về tính chính xác của trị giá khai báo.

a) Trường hợp doanh nghiệp đồng ý với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan dự kiến xác định thì thực hiện khai bổ sung theo quy định trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày đến cơ quan hải quan thực hiện tham vấn, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp không khai bổ sung trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.

b) Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải quan đề nghị doanh nghiệp khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn. Nếu doanh nghiệp khai bổ sung trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định. Quá thời hạn mà doanh nghiệp không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.

c) Trường hợp chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo.

4. Trường hợp không thuộc Khoản 2, Khoản 3 này, cơ quan hải quan chấp nhận trị giá khai báo để thông quan hàng hóa theo quy định.

5. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế khi khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần.

Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Đối với các ngoại tệ chưa được công bố tỷ giá tính chéo thì xác định theo nguyên tắc tính chéo giữa tỷ giá đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là tỷ giá được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

TỔNG QUAN  –  THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA BỘT

Thì đối với mặt hàng sữa bột (có nguồn gốc từ động vật) thủ tục cần làm là Tự Công Bố Sản Phẩm, Xin Giấy Phép Nhập Khẩu và Kiểm Dịch Động Vật là đủ.

QUY TRÌNH – THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA BỘT

Bước 1: Trước khi nhập hàng về cảng các bạn cần nhập mẫu về trước để tiến hành tự công bố sản phẩm và xin giấy phép nhập khẩu trên một cửa

Bước 2: Khi đã có bảng tự công bố sản phẩm và giấy phép nhập khẩu thì tiến hành nhập hàng về cảng.

Bước 3: Hàng về đến cảng tiến hành đăng ký kiểm dịch động vật trên một cửa quốc gia

Bước 4: Khi hồ sơ được duyệt qua Trạm kiểm dịch động vật Cảng – Bưu điện (ở TPHCM)

Bước 5: Tiến hành mở tờ khai và kiểm dịch hàng hóa tại cảng.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận nộp hải quan thông quan hàng hóa. Lưu ý hàng này không được mang hàng về bảo quản mà phải làm xong luôn.

Như vậy đối với người trong nghề có thể hình dung ra được các bước làm rồi. còn người mới cần biết thêm thì liên hệ mình hướng dẫn.

TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM – THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA BỘT

Thực hiện trước khi hàng về. Nhập mẫu về trước thực tế chỉ cần mẫu hàng là có thể làm tự công bố sản phẩm. Các bạn nên nhờ dịch vụ làm vì họ sẽ làm nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Thời gian 10 ngày làm việc.

ĐĂNG KÝ XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU – THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA BỘT

Hồ sơ cần để điền và scan nộp lên một cửa gồm: Mẫu Health nước xuất khẩu, giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp, và điền vào form đăng ký trên một cửa là đủ.

Thời gian 3 ngày làm việc là được cấp phép nếu đúng hết.

KHAI BÁO KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT TRÊN MỘT CỬA – THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA BỘT

NỘP HỒ SƠ TRỰC TIẾP TẠI CẢNG – BƯU ĐIỆN TPHCM

Khi trên cổng thông tin một cửa đã được phê duyệt thì mang hồ sơ đến trực tiếp cho họ ký bộ hồ sơ bao gồm:

THỦ TỤC HẢI QUAN – THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA BỘT

MÃ HS THAM KHẢO – THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA BỘT

THÔNG QUAN HÀNG HÓA MANG HÀNG VỀ – THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA BỘT

Sau khi mở tờ khai thì cùng lúc các bạn cũng hẹn bên kiểm dịch động vật ra lấy mẫu. Sau đó trong vòng 4-5 ngày họ sẽ cấp cho các bạn chứng thư. Mang chứng thư này xuống đưa hải quan là thông quan hàng hóa mang hàng về thôi. Chúc các bạn thành công.

Lưu ý: đối với những mặt hàng sữa bột này thì Sẽ phải làm Kiểm Dịch 3 lần đầu tiên nhập về. Sau đó sẽ thì nhập bình thường chỉ cần khai báo kiểm dịch động vật là được, mỗi 5 lần bình thường sẽ kiểm 1 lần cứ thế.

Trị giá hải quan là gì? Khi nào phải khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu? Khai trị giá hải quan như thế nào? Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan được tiến hành như thế nào?

Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định như sau:

- Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn;

- Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập đầu tiên là ga đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan;

- Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên tờ khai hải quan

Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan sau đây và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan, bao gồm:

- Phương pháp trị giá giao dịch;

- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;

- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;

- Phương pháp trị giá khấu trừ;

- Phương pháp trị giá tính toán;

Trường hợp doanh nghiệp đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau