Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, hằng năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế. Các hoạt động nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí hay nghỉ dưỡng diễn ra ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, có người du lịch tự túc và có người chọn du lịch theo đoàn thông qua các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, hằng năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế. Các hoạt động nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí hay nghỉ dưỡng diễn ra ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, có người du lịch tự túc và có người chọn du lịch theo đoàn thông qua các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Do tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là liên quan đến yếu tố nước ngoài nên điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có phần khắt khe hơn so với điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Đối với hoạt động ký quỹ theo quy định của pháp luật thì mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế sẽ cao hơn so với nội địa. Đồng thời, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cũng phải có bằng cấp, chứng chỉ cao hơn so với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Theo điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch
…3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định”
Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trên là mức phạt với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trên đây, Công ty Luật Việt An tổng hợp thông tin nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh vận chuyển cập nhật được các quy định mới về chế độ báo cáo doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để áp dụng trong doanh nghiệp của mình, tránh các sai phạm do thiếu thông tin liên quan đến quá trình hoạt động.
Quý khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được qui định tại điều 39 và điều 40 của Luật Du lịch.
Do phạm vi kinh doanh khác nhau nên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khác nhau sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa thì sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch năm 2017, trong đó có một số quyền tiêu biểu như:
- Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch;
- Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch;
Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
- Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài thì ngoài các quyền cơ bản tương tự doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, các doanh nghiệp này còn có thêm các quyền và nghĩa vụ riêng biệt theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 37 Luật Du lịch năm 2017, cụ thể như:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách quốc tế đến Việt Nam thì được quyền hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan;
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch ra nước ngoài có quyền sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng đã tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành và các thủ tục khác có liên quan vẫn là vấn đề nan giải cho các nhà đầu tư.
Chính vì thế, NPLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đồng hành cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước cam kết giúp nhà đầu tư thực hiện các thủ tục xin Giấy phép và các dịch vụ pháp lý khác một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và với chi phí hợp lý nhất. Nếu khách hàng cần hỗ trợ hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
0%0% found this document useful, Mark this document as useful
0%0% found this document not useful, Mark this document as not useful
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách. Các loại hình doanh nghiệp lữ hành hiện nay là gì? Vai trò của doanh nghiệp lữ hành như thế nào?
Cùng Luật sư X tìm hiểu ác loại hình doanh nghiệp lữ hành hiện nay qua bài viết dưới đây.
Từ các chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là tổ chức các hoạt động trung gian và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, trực tiếp tổ chức các chương trình du lịch trọn gói cho khách:
-Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch.
– Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí… thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các chương trình du lịch sẽ xoá bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch.
– Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng.